Các nhóm thuốc sử dụng trong điều trị loét dạ dày tá tràng (phần 2)

Các nhóm thuốc sử dụng trong điều trị loét dạ dày tá tràng phần 1 – mời theo dõi tại đây.

Các thuốc băng se và bảo vệ niêm mạc – được sử dụng trong điều trị loét dạ dày tá tràng

Sucralfat

Đây là một muối hydroxit đa phân tử nhôm, là phức hợp của aluminium sachrose sulfat. Sucralfat trở nên có cực cao ở pH acid, và nó gắn rất ít vào phần niêm mạc nguyên vẹn nhưng lại có khả năng gắn vào protein ở mặt trong của ổ loét tới 12h (tổ chức mô hạt của ổ loét), giúp ngăn chặn H+ khuếch tán ngược vào niêm mạc ổ loét. Ngoài ra, nó còn hút ẩm và làm bất hoạt pepsin, các muối mật. Sucralfat còn có thể làm tăng prostaglandin mô nội sinh, từ đó làm tăng sức đề kháng niêm mạc.

Do đó Sucralfat được sử dụng rất tốt trong các trường hợp trào ngược dịch mật. Sucralfat hấp thụ vào máu rất ít, dưới 5% xuất hiện trong nước tiểu. Liều sử dụng  4g/ ngày trước các bữa ăn khoảng một giờ và khi đi ngủ, liều củng cố 2g/ ngày có thể kéo dài trong nhiều tháng. Tuy nhiên trong thành phần Sucralfat có chứa nhiều muối nhôm nên thuốc có thể gây táo bón, làm giảm hấp thu tetracycline, phenytonin…  Thuốc không dùng cho người bị suy thận nặng.

Bismuth dạng keo

Bismuth là kim loại nặng, trước kia được sử dụng Bismuth để điều trị bệnh loét đường tiêu hóa có hiệu quả. Tuy nhiên dùng với liều cao kéo dài gây ra hội chứng não bismuth nên đã có khuyến cáo không nên sử dụng bismuth.

cac nhom thuoc su dung trong dieu tri loet da day ta trang 5Sau khi phát hiện khả năng diệt HP của bismuth theo cơ chế gây đông vón trực tiếp protein của vi khuẩn, người ta nghiên cứu và phát triển thuốc điều trị loét tiêu hóa với dạng keo hữu cơ. Các hợp chất bismuth có kích thước phân tử lượng lớn, ít hấp thụ váo máu, an toàn khi sử dụng liều ngắn hạn.

Tác dụng của: giúp băng se niêm mạc và ngăn cản sự tác động của dịch vị vào ổ loét theo cơ chế sau: bismuth dạng keo hữu cơ tan trong nước nhưng lại bền ở môi trường pH trên 5, khi đến dạ dày sẽ tạo các vi tinh thể bismuth oxychloride, bismuth citrat. Vi tinh thể này che phủ lên chỗ lõm của vết loét (nhưng không gắn vào niêm mạc bình thường xung quanh), sau đó ngăn cản sự tác động của ion H+ và pepsin.

Đồng thời bismuth dạng keo gắn với glycoprotein của màng nhày tạo thành một phức hợp ngăn cản sự trào ngược của ion H+ mà không làm ảnh hưởng tới sự trao đổi ion này ở màng nhày. Bismuth dạng keo còn làm tăng bicarbonat tá tràng, làm kích thích tăng sản xuất và hoạt động của prostaglandin, tăng tiết chất nhày do đó làm củng cố thêm hàng rào niêm mạc.

Liều sử dụng (biệt dược Trymo) 4viên/ ngày, chia 2 lần, mỗi lần 2 viên.

Nhóm thuốc nuôi dưỡng niêm mạc dạ dày

Các nhóm thuốc này tương tự (PG) đặc biệt là PGE1 và PGE2.

Prostaglandin được chứng minh trong lâm sàng có hiệu quả trong điều trị viêm loét tiêu hoá, làm giảm bài tiết acid dạ dày và kích thích, làm tăng sức đề kháng niêm mạc đối với tổn thương mô.Một số tác dụng chính của PG

– Kích thích sinh tổng hợp các thành phần chính của màng nhày (glycoprotein cao phân tử, phospholipid). Từ đó làm tăng bài tiết chất nhày.

– Làm kích thích bài tiết bicarbonat dạ dày tá tràng.

– Tăng lượng máu tới niêm mạc dạ dày, duy trì hàng rào niêm mạc và  hồi phục tế bào niêm mạc dạ dày

Một số thuốc hay sử dụng

– Cytotec/Mysoprotol viên 200mg liều 4viên/ ngày x 4 – 12 tuần. Tác dụng phụ của thuốc có thể gây tiêu chảy nhưng thường nhẹ. Không dùng cho phụ nữ có thai.

– Selbex, Dimixel viên 50mg x 3 – 4bviên/ ngày x 2 – 8 tuần.

Nhóm kháng sinh diệt HP

– Amoxicilline: thuộc nhóm oxy – lactamin, thuốc nhạy với HP in vitro. Hoạt tính của thuốc phụ thuộc pH dịch vị. Amoxicilline được sử dụng trong các phác đồ diệt HP đạt hiệu quả cao. Liều sử dụng 2g/ ngày dùng liên tục 7 – 10 ngày. Thuốc có tác dụng phụ ít, đi ngoài, viêm đại tràng giả mạc, buồn nôn, nôn…

– Metronidazol và Tinidazol: là kháng sinh thuộc nhóm 5 nitroimidazol, tập trung nhiều ở niêm mạc dạ dày, có nồng độ cao trong chất nhày. Liều sử dụng 1g/ngày x 7 – 10 ngày. Tác dụng phụ của Metronidazol khi dùng ngắn ngày có thể bị buồn nôn, đi ngoài, dị ứng; dùng dài ngày có thể bị giảm cảm giác.

– Clarithromycin:  Thuốc không bị ảnh hưởng của pH dịch vị, dễ hấp thu, có tác dụng tích cực đối với HP, có khả năng lan toả vào lớp nhày và thấm tốt vào niêm mạc dạ dày. Thuốc có hiệu quả diệt HP cao, tỷ lệ kháng thuốc thấp và ổn định. Liều sử dụng 1g/ ngày sử dụng trong 7 – 10 ngày.

Trên đây là những nhóm thuốc tây cơ bản dùng trong điều trị loét dạ dày tá tràng. Tuy nhiên, tuỳ từng trường hợp cụ thể về bệnh lý lâm sàng, tùy đặc điểm và mức độ tổn thương (qua nội soi), tình trạng sức khỏe của bệnh nhân các bác sỹ sẽ có chỉ định dùng phác đồ điều trị loét dạ dày tá tràng hợp lý.

 

ĐẶT MUA SẢN PHẨM

-Giá bán lẻ 250.000/ hộp

MUA 7 TẶNG 1 bằng hình thức tích điểm( không cần mua 1 lúc)

-Phí vận chuyển: 20.000đ( miễn phí cho đơn hàng từ 3 hộp trở lên)

SẢN PHẨM ĐƠN GIÁ SỐ LƯỢNG THÀNH TIỀN
KukuminIP Hộp 20 viên 250.000đ/hộp 250.000đ
Tổng 250.000đ
Phí trên chưa bao gồm chi phí vận chuyển








    Sản phẩm này không phải là thuốc, không thay thế thuốc chữa bệnh.Tác dụng khác nhau tùy cơ địa mỗi người

    3 thoughts on “Các nhóm thuốc sử dụng trong điều trị loét dạ dày tá tràng (phần 2)

    1. Pingback: Các nhóm thuốc sử dụng trong điều trị loét dạ dày tá tràng

    2. Pingback: Chữa viêm loét dạ dày hành tá tràng cần làm gì?

    3. Pingback: Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng là gì?

    Trả lời

    error: Content is protected !!