Dạ dày tá tràng

Tổng hợp các phương pháp điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản là một trong số những bệnh về dạ dày thường gặp. Bệnh xảy ra khi các chất dịch có trong dạ dày bị đẩy ngược lên thực quản , trong dịch dạ dày chứa các chất như dịch mật, HCl, pepsin… những chất này gây ra tổn thương cho thực quản. Hầu hết người mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản đều gặp các triệu chứng hôi miệng, cổ họng nóng rát, khản giọng, ợ hơi, ợ chua, đắng miệng, buồn nôn và nôn… Bệnh có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như: Ung thư thực quản, viêm thực quản mãn tính, u thực quản và mất giọng. Điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản như thế nào? Bệnh trào ngược dạ dày thực quản có ba phương pháp điều trị chính gồm: điều trị bằng đông y, điều trị bằng tây y và điều trị bằng phương pháp phẫu thuật. Phương pháp đông y: Sử dụng các bài thuốc cổ truyền kết hợp với các thảo dược có sẵn trong tự nhiên để chữa trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Để thực hiện các bạn có thể tham khảo bài thuốc điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản sau: - Chỉ thực - Đại hoàng - Hậu phác - Mang tiêu Mỗi vị 30g sắc trong vòng 15phút chắt lấy nước rồi tiếp tục thêm nước đun tiếp trong trong vòng 15 phút . Sau khi lọc bỏ bã lấy thuốc hòa lẫn chia đều uống mỗi ngày 1 đến 2 thang. Ngoài ra các bạn cũng có thể sử dụng các loại thảo dược có sẵn trong tự nhiên như: Nước ép lô hội, trà hoa cúc, trà gừng… đây là phương pháp đơn giản có tác dụng giải độc cho cơ thể, giảm acid trong dạ dày, kháng viêm và giảm đau Phương pháp tây y: Là phương pháp sử dụng các loại thuốc kháng acid, ức chế thụ thể H2 có tác dụng giảm tiết acid dạ dày ngăn ngừa tình trạng trào ngược , bên cạnh đó là các loại thuốc làm lành vết thương thực quản do hiện tượng trào ngược dạ dày gây ra. Các loại thuốc điều trị thường dùng bao gồm: domperidon, metopimazin, metoclopramid, lansoprazole…. Tuy nhiên, hạn chế của việc dùng thuốc tây để điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản là người bệnh thường gặp các tác dụng phụ không mong muốn. Mặt khác, việc giảm tiết acid trong dạ dày ảnh hưởng đến việc tiêu hóa thức ăn khiến người bệnh thường có cảm giác đầy bụng và khó tiêu. Phương pháp phẫu thuật: Phẫu thuật được sử dụng với các trường hợp điều trị bằng thuốc không hiệu quả và khi tình trạng bệnh trở lên nặng hơn. Phương pháp phẫu thuật thường dùng là phẫu thuật tạo nếp gấp đáy vị thực hiện theo kỹ thuật mổ nội soi hoặc mổ hở. Tuy nhiên kỹ thuật mổ nội soi được ưu tiên áp dụng vì có ưu điểm thời gian nằm viện ngắn, ít đau đớn, nhanh hồi phục so với mổ hở. Ngoài việc áp dụng các phương pháp điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản, người bệnh nên thay đổi lối sống theo hướng tích cực, thường xuyên tập luyện thể lực, hạn chế rượu, bia và các chất kích thích… nhằm hỗ trợ trong việc điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

Điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản sớm sẽ ngăn ngừa được nhiều biến chứng nguy hiểm như ung thư thực quản, viêm thực quản mãn tính, u thực quản…

Một số bài thuốc chữa trị bệnh dạ dày tá tràng bằng Đông y có hiệu quả

bai thuoc chua tri benh da day ta trang bang Dong y 3

Chữa trị bệnh dạ dày tá tràng bằng Đông y mang lại nhiều hiệu quả. Dưới đây, Kukumin IP xin chia sẻ một số bài thuốc thường được sử dụng có hiệu quả điều trị cao.

Bệnh dạ dày thường gặp ở những đối tượng nào?

bệnh dạ dày, đau dạ dày,

Bệnh dạ dày là cách gọi chung của các bệnh về dạ dày thường gặp trên lâm sàng như viêm dạ dày cấp tính, viêm dạ dày mạn tính, loét dạ dày tá tràng, ung thư dạ dày…Đây là căn bệnh thường gặp ở đường tiêu hóa và phổ biến ở nhiều người, nhiều lứa tuổi.

Chữa trị bệnh đau dạ dày tá tràng bằng Đông y

Chua tri benh da day ta trang bang dong y 4

Đông y cho rằng con người là một thể thống nhất biện chứng nên việc điều trị bệnh phải được bắt nguồn tận gốc sơ khởi, căn nguyên của bệnh. Vì thế, trong điều trị đau dạ dày, thuốc Đông y không chỉ có tác dụng chữa đau dạ dày mà còn hỗ trợ chữa trị các bệnh khác liên quan cũng như bồi bổ cơ thể.

Nguyên nhân gây ra bệnh viêm loét dạ dày

Bệnh viêm loét dạ dày, đau dạ dày,

Bệnh viêm loét dạ dày là một trong những bệnh thường gặp, chữa lâu không khỏi có thể dẫn đến các chứng bệnh nguy hiểm, đặc biệt là ung thư. Vậy nguyên nhân nào gây ra viêm loét dạ dày?

Bệnh đau bao tử đồng hành cùng tâm trạng

đau dạ dày, đau bao tử,

Bệnh đau bao tử (dạ dày) là căn bệnh thường gặp và phổ biến ở nhiều người, nhiều lứa tuổi. Tỉ lệ mắc bệnh dạ dày hiện này khoảng 10 – 20%. Nghiên cứu cho thấy tâm trạng có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng mắc các bệnh về dạ dày.

Những triệu chứng của viêm dạ dày cấp tính

viêm dạ dày, đau dạ dày, viêm loét dạ dày,

Viêm dạ dày cấp tính chính là tình trạng viêm cấp tính của niêm mạc dạ dày, thường có tính chất tạm thời, có thể kèm xuất huyết niêm mạc và nặng hơn có thể kèm viêm loét niêm mạc dạ dày.

error: Content is protected !!