Những tác dụng phụ của thuốc điều trị viêm loét dạ dày cần biết

Sử dụng thuốc tây trong điều trị viêm loét dạ dày là một trong những phương pháp điều trị phổ biến nhất hiện nay. Đây là phương pháp được các bác sĩ và người bệnh ưu tiên sử dụng bởi tính thuận tiện, hiệu quả điều trị cao và dễ sử dụng.

Tuy nhiên, cũng giống như con dao hai lưỡi, bên cạnh những ưu điểm thì việc sử dụng thuốc tây điều trị viêm loét dạ dày nếu không cẩn thận cũng gây ra những nguy cơ gây nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh. Dễ nhận thấy nhất là những tác dụng phụ không mong muốn có thể gặp nếu dùng thuốc kéo dài hoặc không có sự chỉ định của bác sĩ.

Dưới đây là những nhóm thuốc thường dùng trong điều trị viêm loét dạ dày và tác dụng phụ không mong muốn có thể xảy ra khi sử dụng.

Nhung tac dung phu cua thuoc dieu tri viem loet da dayNhóm thuốc kháng sinh diệt vi khuẩn H.Pylori

H.Pylori là vi khuẩn cư trú trong niêm mạc dạ dày và được xác định là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm loét dạ dày. Sau khi tiến hành xét nghiệm nếu phát hiện sự có mặt của vi khuẩn H.pylori thì sử dụng kháng sinh để loại bỏ Hp là cần thiết. Các loại kháng sinh thường sử dụng để loại bỏ vi khuẩn H.pylori bao gồm: amoxicilin, metronidazol, tinidazol và clarithromycin. Trong đó:

– Clarithromycin thuộc nhóm kháng sinh macrolid bán tổng hợp. Clarithromycin ức chế sự tổng hợp protein của vi khuẩn bằng cách gắn với tiểu đơn vị 50s ribosom qua đó kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn. Clarithromycin có khả năng tiêu diệt đến 50% vi khuẩn H.pylori khi dùng đơn độc. Tuy nhiên, người dùng có thể gặp phải các rối loạn về tiêu hóa, đặc biệt là ở người bệnh trẻ với tần suất 5%. Ngoài ra, các phản ứng quá mẫn như ngứa, ban đỏ, nổi mề đay cũng có thể xuất hiện. Trường hợp hiếm gặp người sử dụng có thể bị ảnh hưởng chức năng gan, tăng bilirubin huyết thanh, tăng bạch cầu ưa eosin…

– Amoxicilin được sử dụng trong phác đồ điều trị vi khuẩn H.pylori nhờ có tác dụng cao và không có hiện tượng kháng thuốc. Thuốc bền vững trong môi trường acid và không bị ảnh hưởng hấp thụ bởi thức ăn. Thuốc có tác dụng diệt khuẩn, ức chế sự tổng hợp mucopeptid của thành tế bào vi khuẩn. Tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng thuốc bao gồm: nôn, buồn nôn, đi ngoài, viêm đại tràng màng giả…

– Metronidazol và Tinidazol là kháng sinh thuộc nhóm 5 nitro imidazol có tác dụng mạnh trong việc tiêu diệt vi khuẩn. Tuy nhiên khi dùng đơn độc để điều trị H.pylori thì tình trạng kháng thuốc phát triển khá nhanh. Dùng hai loại kháng sinh trên trong thời gian ngắn có thể gặp phải các triệu chứng như: buồn nôn, đi ngoài, phát ban… dùng kéo dài có thể gây ra mất cảm giác.

Nhóm thuốc kháng acid – điều trị viêm loét dạ dày

Thuốc kháng acid hay còn gọi là thuốc trung hòa acid, là các loại thuốc có tác dụng trung hòa acid trong dịch vị, nâng độ PH dạ dày, qua đó giúp các tổn thương niêm mạc có điều kiện tái tạo và phục hồi.

cac nhom thuoc su dung trong dieu tri loet da day ta trang 4

Đại diện cho nhóm này là các thuốc có chứa thành phần là Nhôm hydroxyd và Magnesi hydroxyd. Các thuốc kháng acid có tác dụng nhanh và mạnh nhưng không kéo dài, sử dụng chủ yếu để cắt cơn đau và điều trị triệu chứng.

Mặc dù có tác dụng hiệu quả trong việc trung hòa acid dạ dày nhưng đối với Nhôm hydroxid khi vào ruột sẽ kết hợp với phosphat tạo thành nhôm phosphate không tan và được thải trừ theo phân ra ngoài. Do đó có xu hướng gây táo bón. Ngoài ra, vì phosphat bị thải trừ nên dẫn đến tính trạng cơ thể thiếu phosphat, gây nên chứng nhuyễn xương.

Magnesi hydroxid có thể gây ra tình trạng đi ngoài, đắng miệng, buồn nôn và nôn. Thuốc được bài tiết qua thận nên đối với các bệnh nhân bị suy thận cần thận trọng khi sử dụng thuốc.

Nhóm thuốc chống tiết acid sử dụng trong điều trị viêm loét dạ dày

 Bao gồm các loại thuốc kháng histamin H2 và ức chế bơm proton.

Thuốc kháng histamin H2: gồm có Cimetidin và Ranitidin, là các thuốc có cấu tạo gần giống với histamin, khi thuốc vào cơ thể sẽ gây ức chế với histamin H2 ở tế bào vách làm cản trở quá trình bài tiết dịch vị.

Cimetidin

Sử dụng kéo dài có thể làm người dùng gặp các vấn đề như rối loạn thần kinh, tăng men gan, tăng creatinin máu, giảm bạch cầu, gây bât lực tạm thời và các vấn đề về tim mạch… Thuốc còn có khả năng tương tác với các loại thuôc khác nên cần thận trọng khi sử dụng

Ranitidine

Có tác dụng mạnh hơn Cimetidin nhưng ít tác dụng phụ hơn tuy nhiên người dùng vẫn có thể bắt gặp các tác dụng phụ như: đau đầu, chóng mặt, ỉa chảy, ban đỏ, giảm tiểu cầu trong máu, tăng men transaminase…

Thuốc ức chế bơm proton: bao gồm Omeprazole, Lansoprazole, Pantoprazole, Esomeprazole… Đây là những tiền thuốc có tác dụng ức chế bơm proton làm giảm bài tiết acid do bất cứ nguyên nhân gì. Thuốc có tác dụng kéo dài 24h với một liều sử dụng. So với thuốc kháng histamin H2 thì thuốc an toàn và dễ hấp thụ hơn, tuy nhiên người dùng vẫn có thể bị các tác dụng phụ như: khô miệng, rối loạn tiêu hóa, tăng men gan, đau đầu, chóng mặt…

Sử dụng thuốc trong điều trị viêm loét dạ dày là cần thiết nếu muốn khỏi bệnh. Để tránh những tác dụng phụ không mong muốn người bệnh nên tuân thủ phác đồ điều trị và sử dụng thuốc đúng với hướng dẫn sử dụng của các bác sĩ. Hiện nay trên thị trường đã xuất hiện các loại thuốc điều trị đau dạ dày có nguồn gốc từ thiên nhiên, có tác dụng điều trị viêm loét dạ dày hiệu quả không kém các loại thuốc tây và hạn chế được tối đa các tác dụng phụ không mong muốn. Đây cũng là một lựa chọ dành cho những người mắc bệnh viêm loét dạ dày.

Nhung tac dung phu cua thuoc dieu tri viem loet da day

ĐẶT MUA SẢN PHẨM

-Giá bán lẻ 250.000/ hộp

MUA 7 TẶNG 1 bằng hình thức tích điểm( không cần mua 1 lúc)

-Phí vận chuyển: 20.000đ( miễn phí cho đơn hàng từ 3 hộp trở lên)

SẢN PHẨM ĐƠN GIÁ SỐ LƯỢNG THÀNH TIỀN
KukuminIP Hộp 20 viên 250.000đ/hộp 250.000đ
Tổng 250.000đ
Phí trên chưa bao gồm chi phí vận chuyển








    Sản phẩm này không phải là thuốc, không thay thế thuốc chữa bệnh.Tác dụng khác nhau tùy cơ địa mỗi người

    Trả lời

    error: Content is protected !!