Thuốc và cách điều trị đau dạ dày cho phụ nữ có thai

Trong việc điều trị đau dạ dày cho phụ nữ có thai có được sử dụng thuốc kháng sinh không? Đó là câu hỏi của rất nhiều bà bầu khi “lỡ” bị viêm loét dạ dày, tá tràng.
Đau dạ dày là căn bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Nó gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Đối với phụ nữ đang mang thai mắc bệnh đau dạ dày, cơ thể và tâm sinh lý có sự thay đổi càng khiến bệnh đau dạ dày trở lên trầm trọng hơn.

thuoc va cach dieu tri dau da day cho phu nu co thai 3

Khi bắt đầu mang thai, nhất là giai đoạn 3 tháng đầu cơ thể người phụ nữ xuất hiện nhiều thay đổi.Ttử cung to lên khiến dạ dày bị dịch chuyển khỏi vị trí ban đầu. Thức ăn đi xuống dạ dày bị ứ đọng, khó tiêu gây ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày. Bên cạnh đó tâm lý lo lắng, căng thẳng khi mới mang thai khiến dạ dày hoạt động mạnh, kích thích tiết acid. Niêm mạc dạ dày càng thêm tổn thương dẫn đến những cơn đau dữ dội và kéo dài. Nếu để tình trạng này kéo dài có thể gây suy nhược cơ thể thai phụ làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Ảnh hưởng của thuốc dùng để điều trị đau dạ dày cho phụ nữ có thai

Trong thời kỳ mang thai giữa người mẹ và thai nhi có sự liên kết chặt chẽ với nhau. Vì vậy việc sử dụng các loại thuốc có thể gây ảnh hưởng trực tiếp tới thai nhi.

Các nhóm thuốc phổ biến trong điều trị đau dạ dày bao gồm:

  • Thuốc trung hòa acid dạ dày
  • Thuốc giảm tiết acid nhóm kháng thụ thể H2
  • Thuốc giảm tiết acid nhóm PPIs
  • Các thuốc kháng sinh (Được kê đơn khi có vi khuẩn Hp)

Thuốc trung hòa acid dạ dày trong điều trị đau dạ dày ở phụ nữ có thai

Thuốc trung hòa acid dạ dày thường ba gồm các dạng muối Mg2+ và/ hoặc muối Nhôm. Có tác dụng trung hòa acid dạ dày.

Thuốc cho tác dụng tốt với những cơn đau, cơn nóng rát cấp tính. Tuy nhiên khi sử dụng trong thời gian kéo dài có thể có tác dụng phụ trên đường tiêu hóa như tiêu chảy/ táo bón.

Với phụ nữ có thai: Chưa có nghiên cứu cụ thể về tác dụng phụ của thuốc với phụ nữ có thai. Phụ nữ đang mang thai có thể sử dụng thuốc trong những cơn đau cấp tính. Cần thận trọng và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.

Thuốc giảm tiết acid kháng thụ thể H2 trong điều trị đau dạ dày ở phụ nữ có thai

Các thuốc kháng thụ thể H2 bao gồm: Cimetindine, Ranitidine… Thường được sử dụng để ngăn ngừa và điều trị loét dạ dày và tá tràng. Nhóm thuốc này cũng được sử dụng trong trường hợp dạ dày tiết quá nhiều acid như hội chứng Zollinger-Ellison

Với phụ nữ có thai: thuốc được xếp vào nhóm B1. Tức là nghiên cứu trên động vật chưa thấy có nguy cơ ảnh hưởng đến thai nhi. Chưa có nghiên cứu rõ ràng trên người sử dụng.

Các thuốc nhóm kháng thụ thể H2 chỉ nên được sử dụng khi lợi ích vượt qua nguy cơ tác dụng phụ. Hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi sử dụng thuốc.

Thuốc giảm tiết acid nhóm PPIs 

Các thuốc giảm tiết acid nhóm PPIs bao gồm: Omeprazole, Esomeprzole, Lansoprazole. Thuốc tác động theo cơ chế giảm tiết acid dạ dày bằng cách ức chế hoạt động của bơm H+. Thuốc được sử đụng dể điều trị hội chứng trào ngược dạ dày, ngăn chặn những tổn thương thực quản do acid trào ngược gây ra. Các thuốc nhóm PPIs cũng được dùng kết hợp với kháng sinh trong phác đồ điều trị vi khuẩn Hp.

Đối với phụ nữ mang thai: Các thuốc giảm tiết acid nhóm PPIs được xếp vào nhóm B3: tức là thuốc chưa ghi nhận rõ ràng ảnh hưởng đến thai nhi ở phụ nữ mang thai. Trên mô hình nghiên cứu ở động vật đã có những bằng chứng về dấu hiệu làm tăng ảnh hưởng đến thai nhi nhưng những kết quả này không chắc chắn.

Thuốc giame tiết acid nhóm PPIs được khuyên sử dụng khi đã cân nhắc lợi ích vượt qua nguy cơ. Thuốc cũng được sử dụng khi các cơn đau dạ dày kéo dài không dứt dù đã dùng Antacid.

Nên hỏi kĩ ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Kháng sinh trong điều trị đau dạ dày ở phụ nữ có thai

Trong điều trị đau dạ dày có vi khuẩn Hp việc sử dụng kháng sinh gần như là bắt buộc. Các loại kháng sinh thường sử dụng là Amoxicilin, Tetracycline với Clarithromycin hoặc Metronidazol. Có thể nêu một số ảnh hưởng cụ thể của các loại thuốc điều trị đau dạ dày đối với thai nhi và phụ nữ mang thai như sau:

  • Sử dụng Tetracyclin có thể gây ngộ độc gan đối với thai phụ và gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, trong khi đó Metronidazol có thể xâm nhập vào thai nhi thông qua nhau thai gây tăng nguy cơ quái thai nếu sử dụng trong 3 tháng đầu của thai kỳ.
  • Các thuốc hoặc chế phẩm chứa nghệ hoặc hoạt chất curcumin: nên thận trọng khi sử dụng. Trừ khi có chỉ định của bác sĩ. Theo một số nghiên cứu, curcumin có thể làm tăng co bóp cơ trơn và tử cung. Do vậy nếu đang mang thai. bạn không nên sử dụng những chế phẩm này, hạn chế ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên nếu sau sinh thì đây lại là những chế phẩm rất hữu ích cho bà mẹ. Đặc biệt những bà mẹ có can thiệp phẫu thuật hoặc cần phòng ngừa viêm nhiễm sau sinh.

nghệ,

Điều trị đau dạ dày cho phụ nữ có thai

 Đối với phụ nữ mang thai bị đau dạ dày thì việc điều trị là hết sức cần thiết. Nếu không điều trị, bệnh có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của của người mẹ. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc trong thời kỳ này là hết sức cẩn thận. Các hoạt chất có trong thuốc có thể được hấp thu vào cơ thể thai nhi. Gây những hậu quả không mong muốn. Do đó, biện pháp an toàn nhất để điều trị đau dạ dày cho phụ nữ có thai là sử dụng các loại thảo dược từ thiên nhiên. Sau đây là một vài loại thảo dược có thể sử dụng an toàn cho phụ nữ có thai.

  • thuoc va cach dieu tri dau da day cho phu nu co thai
  • Nha đam: Đây là một loại thảo dược thân thuộc với nhiều người. Ngoài tác dụng làm đẹp và chống lão hóa, nhựa cây nha đam còn được sử dụng để kích thích tiêu hóa. Nhuận tràng, ức chế men pepsin và ngừa tiết acid dạ dày qua đó giảm những cơn đau do tổn thương niêm mạc dạ dày gây ra. Để sử dụng, mỗi ngày dùng 10g lá Nha đam tươi gọt vỏ sau đó nấu với nước sôi rồi uống.

  • Chè dây: Trong chè dây có chứa một loại hoạt chất có tên gọi là flavonoid. Có tác dụng giảm viêm mạnh, làm lành vết loét. Bên cạnh đó với hoạt chất kháng sinh tự nhiên có tác dụng làm sạch và tiêu diệt vi khuẩn H.pylori – một trong những nguyên nhân chính gây đau dạ dày. Có thể dùng chè dây bằng cách hãm với nước sôi để uống thay nước thông thường hàng ngày.

thuoc va cach dieu tri dau da day cho phu nu co thai 2Trên đây là một số loại thảo dược an toàn và có tác dụng điều trị đau dạ dày cho phụ nữ có thai. Tuy nhiên, bên cạnh việc sử dụng thuốc thì cách tốt nhất để phòng tránh bệnh đau dạ dày là cần có chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý để bảo vệ sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Bạn có thể tham khảo câu hỏi của 1 bệnh nhân mang thai và câu trả lời của dược sĩ khoa Dược BV Từ Dũ sau đây để có thêm thông tin điều trị đau dạ dày cho phụ nữ có thai:

Hỏi
Chào bác sĩ! Tôi mang thai tuần thứ 17 thì bị đau quặn từng cơn phía trên rốn. Tôi có đi khám bác sĩ cho thuốc tráng men bao tử P, thuốc spasmebi dạng vỉ màu trắng. Đồng thời cho tôi thuốc đặt âm đạo và một mũi chích trợ thai. Tôi phân vân không dám uống thuốc spasmebi nữa. Tôi có uống một viên và có uống tráng men bao tử P. Hiện giờ tôi đã đỡ đau và chỉ uống tráng men bao tử thôi. Xin bác sĩ tư vấn về thuốc spasmebi. Thuốc này mang thai uống được không và tôi uống một viên như vậy có ảnh hưởng em bé sau này không. Ngoài ra tôi có uống tráng men P được không? Tôi có đo nhịp tim em bé lần này đập chậm 10 nhịp (140 lần/phút) so với lần truớc (150 lần) như vậy có sao không? Cám ơn Bác sĩ.

Trả lời
Chào bạn,Thuốc tráng men bao tử P (Phosphalugel)  thuộc nhóm thuốc kháng acid. Thuốc được sử dụng để điều trị cơn đau, bỏng rát và tình trạng khó chịu do acid gây ra ở dạ dày hoặc thực quản. Trong thai kỳ, các thuốc kháng acid thường được coi là an toàn, miễn là tránh dùng lâu dài liều cao. Nên uống các thuốc khác cách xa các thuốc kháng acid để tránh các tương tác thuốc có thể xảy ra. Spasmebi có thành phần hoạt chất là alverin citrat. Alverin citrat có tác dụng trực tiếp đặc hiệu chống co thắt cơ trơn ở đường tiêu hóa và tử cung. Được chỉ định cho những trường hợp đau do co thắt cơ trơn ở đường tiêu hóa, đau do co thắt đường mật, cơn đau quặn thận, thống kinh nguyên phát. Thuốc không ảnh hưởng đến tim, mạch máu và cơ khí quản ở liều điều trị. Trong thời kỳ mang thai, thuốc nên được sử dụng thận trọng và theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.Ds. Nguyễn Tấn Xuân Trang
Khoa Dược – BV Từ Dũ

 

Có thể bạn quan tâm:

Kukumin IP 9 ngay giam ngay viem loet da day

ĐẶT MUA SẢN PHẨM

-Giá bán lẻ 250.000/ hộp

MUA 7 TẶNG 1 bằng hình thức tích điểm( không cần mua 1 lúc)

-Phí vận chuyển: 20.000đ( miễn phí cho đơn hàng từ 3 hộp trở lên)

SẢN PHẨM ĐƠN GIÁ SỐ LƯỢNG THÀNH TIỀN
KukuminIP Hộp 20 viên 250.000đ/hộp 250.000đ
Tổng 250.000đ
Phí trên chưa bao gồm chi phí vận chuyển








    Sản phẩm này không phải là thuốc, không thay thế thuốc chữa bệnh.Tác dụng khác nhau tùy cơ địa mỗi người

    Trả lời

    error: Content is protected !!