Các biến chứng của loét dạ dày
Loét dạ dày là căn bệnh nhiều người mắc nhưng chưa được quan tâm đúng mức, nhiều người bệnh đến viện khi đã xuất hiện các biến chứng nguy hiểm, thậm chí là quá muộn để cho kết quả điều trị tốt.
Các biến chứng của loét dạ dày thường gặp là:
Xuất huyết tiêu hóa: Người bệnh đau bụng nhiều, nôn ra máu, đại tiện phân đen như nhựa đường hay màu nâu như màu cà phê.
Hẹp môn vị: làm bệnh nhân nôn nhiều, thức ăn bị lưu trong dạ dày lâu hơn bình thường, gây hiện tượng đầy bụng không muốn ăn, ăn vào gây nôn và đau bụng, khiến cơ thể bị suy nhược.
Thủng dạ dày hoặc tá tràng: Đột ngột người bệnh thấy đau bụng dữ dội, bụng căng cứng, nôn ra máu, nếu không cấp cứu kịp thời dễ bị tử vong.
Ung thư dạ dày: Loét tá tràng thì khó gây ung thư, nhưng loét dạ dày là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến ung thư. Nhiều người đau dạ dày hàng chục năm không điều trị triệt để, đến khi sức khỏe giảm sút đi nhiều đi khám thì đã thành ung thư.
Trước kia thường chụp X-quang để chẩn đoán loét dạ dày, tá tràng, nhưng phương pháp này tỏ ra kém chính xác và không xác định được bản chất ổ loét là lành tính hay ác tính.
Ngày nay, nội soi dạ dày- tá tràng bằng ống mềm cho thầy thuốc quan sát được trực tiếp tổn thương, đồng thời sinh thiết giúp chẩn đoán người bênh có bị nhiễm H.Pylori hay không. Trong trường hợp nghi ngờ ổ loét dạ dày là ác tính, cho phép sinh thiết để chẩn đoán trên vi thể giúp tìm được tế bào ác tính. Nội soi còn giúp theo dõi quá trình liền sẹo và khỏi của ổ loét.
Làm sao để biết chỗ loét dạ dày bị chảy máu?
Loét dạ dày- tá tràng là loại bệnh thường gặp, phần lớn những người bị loét dạ dày- tá tràng đều ở độ tuổi thanh thiếu niên và trung niên. Vì họ có nhịp sống căng thẳng, công việc và bài vở dồn dập, khiến cho acid dạ dày bị bài tiết quá mức.
Nguyên nhân mắc bệnh chủ yếu là do thói quen ăn uống không hợp lý, thần kinh căng thẳng trong thời gian khá dài, vì vậy việc đảm bảo chất dinh dưỡng hàng ngày là vô cùng quan trọng. Nhưng với những ai đã mắc phải căn bênh viêm dạ dày này, điều đáng sợ nhất lại là chỗ loét đã bị chảy máu hay chưa? Bởi lẽ hễ đã bị chảy máu người bệnh sẽ bị đe dọa sức khỏe thật sự. Thế nên, những bệnh nhân đã nhiễm căn bệnh này nhất thiết phải biết rõ: trước khi dạ dày chảy máu, người bệnh sẽ có những biểu hiện triệu chứng và phản ứng gì.
Buồn nôn: Vì chỗ loét trong dạ dày bị chảy máu, lượng máu tích trong dạ dày sẽ nhiều hẳn lên, phản xạ của hệ thần kinh sẽ khiến người bệnh buồn nôn.
Bị đau và cơn đau giảm dần: Nếu các cơn đau dạ dày vốn rất dữ dội đột nhiên thuyên giảm, nhiều khả năng là dạ dày đang chảy máu.
Ra mồ hôi lạnh: Khi dạ dày chảy máu, lượng máu tuần hoàn hiệu quả trong cơ thể sẽ không đủ, vì thế triệu chứng lạnh da và tứ chi, toát mồ hôi lạnh sẽ xuất hiện.
Rối loạn tâm lý: Tim đập mạnh lên, có biểu hiện hoảng loạn.
Chú ý:
- Khi thấy bản thân có các triệu chứng trên thì tới bác sĩ ngay.
- Sau khi được điều trị xong, cần tuân thủ các nguyên tắc sau: nghỉ ngơi đều đặn, đúng giờ giấc, không hút thuốc, hoặc phải cai thuốc; không được uống rượu, không uống cà phê hay trà khi đói bụng;
- Tránh mặc những bộ đồ bó sát.
- Chú ý chỉ ăn no khoảng 70-80%, và sau khi dùng bữa không được đi nằm ngay để tránh thức ăn bị trào ngược lên thực quản.
Ăn uống kiêng kị
Loét dạ dày- tá tràng là bệnh có thể điều trị khỏi bằng thuốc. Các thuốc điều trị như các thuốc trung hòa acid trong dạ dày, các thuốc kháng sinh có tác dụng diệt H.Pylori: dùng 7-10 ngày kháng sinh phối hợp hai trong bốn loại sau: amoxillin, metrnidazol, tetraxiclin, clarithromycin kết hợp với thuốc ức chế bơm proton.
*Những loại thức ăn nên dùng:
-Cháo, cơm nát, bánh mì, bánh quy, …
– Thịt cá nghiền nát, hấp hoặc om,
– Khoai tây, khoai sọ luộc chín hoặc hầm nhừ.
– Các loại sữa, bơ, phomat.
– Đường, mật ong, bánh mứt kẹo, thạch, chè.
– Nước uống: nước lọc, nước khoáng.
*Những loại thức ăn cần kiêng kị hoặc hạn chế:
– Cấm hút thuốc.
– Các loại thực phẩm có kích thích làm hại niêm mạc dạ dày như: rượu, bia, ớt, tỏi, cà phê, chè…
– Các loại thực phẩm tạo hơi trong dạ dày như: dưa cà muối, hành, đậu, đỗ…
– Các loại hoa quả chua như: chanh, cam, bưởi chua, tương ớt, giấm, mẻ và cà chua…
– Các loại thức ăn chế biến sẵn như: lạp xưởng, xúc xích, đùi lợn hun khói…
– Các loại thức ăn lâu tiêu như dầu mỡ, đồ chiên rán, cơm nếp…
– Các loại hoa quả chứa nhiều enzym như: chuối tiêu, đu đủ, … cũng nên hạn chế, nếu ăn thì ăn sau bữa cơm.
Tham khảo thêm các phương pháp tập luyện và các cách ăn uống hữu ích cho bệnh dạ dày, đại tràng
Điện thoại tư vấn
18008076 – 098.128.3766
Tham khảo chế phẩm có nguồn gốc hoàn toàn từ tự nhiên cho người đã có các biến chứng của viêm loét dạ dày tá tràng:
ĐẶT MUA SẢN PHẨM
-Giá bán lẻ 250.000/ hộp
–MUA 7 TẶNG 1 bằng hình thức tích điểm( không cần mua 1 lúc)
-Phí vận chuyển: 20.000đ( miễn phí cho đơn hàng từ 3 hộp trở lên)
SẢN PHẨM | ĐƠN GIÁ | SỐ LƯỢNG | THÀNH TIỀN |
KukuminIP Hộp 20 viên | 250.000đ/hộp | 250.000đ | |
Tổng | 250.000đ | ||
Phí trên chưa bao gồm chi phí vận chuyển |
Sản phẩm này không phải là thuốc, không thay thế thuốc chữa bệnh.Tác dụng khác nhau tùy cơ địa mỗi người