Polyp dạ dày – có thực sự cần lo lắng quá

Định nghĩa

Polyp dạ dày là khối tế bào hình thành trên lớp lót bên trong dạ dày. Khối tế bào dạ dày này còn được gọi là khối u trong dạ dày và thường hiếm gặp.

Thông thường, chúng không gây ra bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào và nó thường được phát hiện ngẫu nhiên khi kiểm tra dạ dày. Hầu hết polyp dạ dày không tiến triển thành ung thư, nhưng một số loại có thể làm tăng nguy cơ gây ung thư dạ dày. Vì vậy, một số cần được cắt bỏ, một số lại không cần điều trị.

Các triệu chứng thường gặp

Thông thường, tình trạng trên không gây ra triệu chứng nào đáng kể. Tuy nhiên, các vết loét dạ dày có thể hình thành trên bề mặt của các Polyp kích thước lớn. Rất hiếm trường hợp nó có thể gây ra tắc nghẽn đường tiêu hóa giữa dạ dày và ruột non.

 Những biểu hiện thường gặp

  • Đau bụng hoặc đau khi bấm bụng.
  • Chảy máu.
  • Buồn nôn và ói mửa.

Hoặc nếu có bất cứ dấu hiệu khó chịu hoặc dai dẳng kéo dài, bạn nên đến ngay cơ sở y tế để thăm khám, kiểm tra kịp thời.

Phân loại 

Có thể chia Polyp dạ dày thành 3 loại chính:

  • Polyp tăng sản: hình thành như là một phản ứng viêm mãn tính ở các tế bào lót bên trong dạ dày và thường gặp ở những người bị viêm dạ dày, trong đó có nhiều nguyên nhân. Hầu hết các khối polyp tăng sản khó có khả năng trở thành ung thư dạ dày. Nhưng polyp tăng sản lớn hơn, chẳng hạn như lớn hơn khoảng 3 / 4 inch (2 cm) đường kính, có nguy cơ trở thành ung thư.
  • Polyp tuyến phình vị: hình thành từ các tế bào tuyến được tìm thấy trên các lớp lót bên trong của dạ dày và thường xảy ra ở những người có chứng ung thư ruột kết. Polyp tuyến phình vị được gặp ở người có hội chứng đa polyp di truyền gia đình (FAP) nhưng cũng có thể xảy ra ở những người không có hội chứng này.

Polyp tuyến phình vị có nguy cơ hình thành ung thư ở những người mắc hội chứn FAP, còn lại, hầu hết nó không có nguy            cơ hình thành ung thư.

  • Polyp u tuyến: hình thành từ các tế bào tuyến được tìm thấy trên các lớp lót bên trong của dạ dày. Khi polyp tuyến hình thành gây ra sự sai khác trong AND tế bào – hình thành nên những tế bào lỗi và dẫn tới ung thư. Polyp u tuyến là loại polyp phổ biến nhất nhưng cũng là loại gây nguy cơ ung thư dạ dày cao nhất

Nguyên nhân thường gặp

Nhìn chung, polyp dạ dày hình thành khi có phản ứng viêm hoặc có những tác động làm tổn thương niêm mạc dạ dày.

Các yếu tố nguy cơ

  • Lớn tuổi: Khi tuổi tác càng cao, nguy cơ khối polyp dạ dày hình thành và phát triển càng tăng lên, tình trạng này thường gặp hơn ở những người trên 50 tuổi.
  • Nhiễm vi khuẩn Hp: Vi khuẩn Hp là yếu tố nguy cơ phổ biến gây viêm dạ dày, có thể gây tăng sản và hình thành Polyp u tuyến.
  • Hội chứng ung thư ruột thừa kết: Hội chứng đa polyp do di truyền từ gia đình là một hội chứng di truyền làm tăng nguy cơ ung thư ruột kết và cả sự hình thành khối u trong dạ dày.
  • Tác dụng không mong muốn của thuốc: Việc sử dụng trong thời gian dài các thuốc ức chế bơm Proton (PPIs) – thuốc giảm tiết acid thường được sử dụng trong điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản- được nhận thấy có liên quan đến sự hình thành polyp tuyến phình vị. PPIs bao gồm esomeprazole (Nexium), lansoprazole (Prevacid), omeprazole (Prilosec Rx), pantoprazole (Protonix)…

Cần làm gì khi được chẩn đoán có Polyp dạ dày

  • Hỏi rõ thông tin về loại polyp mình gặp phải, có nguy cơ tiến triển thành u thư cao hay thấp. Kích thước là bao nhiêu. Có cần thực hiện phẫu thuật cắt bỏ hoặc theo dõi như thế nào?
  • Hỏi rõ bác sĩ phương pháp điều trị, các thuốc nên sử dụng và tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.
  • Hỏi rõ polyp dạ dày có kèm theo viêm, loét dạ dày hoặc nhiễm vi khuẩn Hp hay không? Nếu có thì cần làm lành viêm loét trong dạ dày và điều trị vi khuẩn Hp.

Phương pháp điều trị và thuốc

  • Theo dõi với các polyp kích thước nhỏ

Nhiều trường hợp, điều trị có thể không cần thiết. Nếu kích thước nhỏ và không phải u tuyến thì có thể không cần can thiệp. Thay vào đó, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên theo dõi định kỳ. Thường thì nội soi sẽ được tiến hành để theo dõi liệu polyp có tiến triển thêm hay không.

  • Loại bỏ polyp u tuyến và khối polyp lớn
Phẫu thuật cắt bỏ bằng phương pháp nội soi có thể được thực hiện nếu có polyp kích thước lớn
Phẫu thuật cắt bỏ bằng phương pháp nội soi có thể được thực hiện nếu có polyp kích thước lớn

Điều trị để loại bỏ khối polyp dạ dày có thể được đề nghị nếu đó là u tuyến hoặc nếu chúng lớn hơn 2 / 5 inch (1 cm) đường kính. Hầu hết chúng có thể được loại bỏ trong nội soi.

  • Ngừng nhiễm trùng H. pylori để điều trị và ngăn ngừa khối u

Nếu có viêm dạ dày do vi khuẩn H. pylori trong dạ dày, bác sĩ có thể sẽ khuyên nên tiêu diệt các vi khuẩn với kháng sinh. Ngừng nhiễm trùng H. pylori có thể làm cho khối polyp tăng sản biến mất. Nó cũng có thể ngăn chặn khối polyp trở lại trong tương lai. Các xét nghiệm có thể giúp bác sĩ xác định xem có nhiễm trùng H. pylori. Sau đó, bác sĩ có thể kê toa thuốc kháng sinh vài tuần để diệt vi khuẩn H. pylori.

  • Chống viêm, làm lành viêm loét trong dạ dày

Khi dạ dày bị viêm hoặc tổn thương kéo dài có thể hình thành nên polyp. Vì vậy việc chống viêm, làm lành các tổn thương trong dạ dày là phương pháp chủ động để ngăn ngừa sự hình tình trạng này.

Kết luận: Nhìn chung, khi nhận được chẩn đoán có Polyp dạ dày bạn cũng không cần quá lo lắng. Vì đa số chúng không nguy hiểm và không tiến triển thành ung thư. Bạn nên hỏi kỹ ý kiến của bác sĩ thăm khám về loại, kích thước, các nguy cơ mắc phải để có thể an tâm điều trị.

Kukumin IP với Curcumin Phytosome từ Italia, và Immune Path IP giúp chống viêm, làm lành viêm loét, giảm nguy cơ hình thành Polyp dạ dày.

ĐẶT MUA SẢN PHẨM

-Giá bán lẻ 250.000/ hộp

MUA 7 TẶNG 1 bằng hình thức tích điểm( không cần mua 1 lúc)

-Phí vận chuyển: 20.000đ( miễn phí cho đơn hàng từ 3 hộp trở lên)

SẢN PHẨM ĐƠN GIÁ SỐ LƯỢNG THÀNH TIỀN
KukuminIP Hộp 20 viên 250.000đ/hộp 250.000đ
Tổng 250.000đ
Phí trên chưa bao gồm chi phí vận chuyển








    Sản phẩm này không phải là thuốc, không thay thế thuốc chữa bệnh.Tác dụng khác nhau tùy cơ địa mỗi người

    Trả lời

    error: Content is protected !!