Câu hỏi thường gặp: Trào ngược và ợ nóng ở trẻ em

Trào ngược và ợ nóng ở trẻ em là vấn đề đang được nhiều bố, mẹ quan tâm. Dưới đây là các câu hỏi thường gặp để bố, mẹ tham khảo nhé.

Nguyên nhân gây ra chứng trào ngược, ợ nóng ở trẻ em và trẻ sơ sinh?

CÂU TRẢ LỜI

Ợ nóng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường là dấu hiệu của trào ngược dạ dày thực quản. Lúc này, tình trạng axit dạ dày tràn vào thực quản có thể xảy ra. Một cơ ở dưới cùng của thực quản được gọi là cơ thắt thực quản dưới (LES) giữ axit trong dạ dày. Thông thường, ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, cơ tâm vị chưa hoàn chỉnh. Vì vậy, cơ LES thường bị giãn, khiến acid dạ dày và thức ăn chưa tiêu hóa hết có thể trào lên, kích thích niêm mạc mỏng manh của trẻ.

Trào ngược thực quản thường xảy ra ở trẻ em như thế nào?

CÂU TRẢ LỜI

Trào ngược dạ dày thực quản là một tình trạng khó chịu, nhưng rất phổ biến ở trẻ em và trẻ sơ sinh. Con số trẻ dưới 4 tháng tuổi gặp tình trạng này lên tới 50%. Hầu hết trẻ sơ sinh sẽ bị trào ngược thức ăn lên thường xuyên– tình trạng này được gọi là hồi lưu thực quản dạ dày. Khi hồi lưu dạ dày thực quản nghiêm trọng hơn thì gọi là trào ngược dạ dày thực quản. Hồi lưu dạ dày thực quản nặng xảy ra khi tình trạng lặp đi lặp lại nhiều lần. Trẻ có thể sẽ gặp các triệu chứng khó chịu như bị ợ nóng. Biểu hiện thường gặp là trẻ quấy khóc trong khi cho ăn.

Điều gì thường gây ra chứng ợ nóng ở trẻ em?

CÂU TRẢ LỜI

Ở trẻ nhỏ, nguyên nhân gây ợ nóng thường là do đường tiêu hóa chưa hoàn thiện. Ở trẻ lớn, nguyên nhân có thể bao gồm:

  • Thừa cân
  • Tiếp xúc với khói thuốc và ăn một số loại thực phẩm nhất định (ví dụ, thực phẩm cay).
  • Trẻ em mắc bệnh thần kinh, chẳng hạn như bại não, cũng có nguy cơ cao hơn đối với bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Các triệu chứng trào ngược axit và ợ nóng ở trẻ em là gì?

CÂU TRẢ LỜI

Chứng ợ nóng giống như cảm giác nóng rát ở ngực, cổ và cổ họng.

Nếu nguyên nhân gây ợ nóng là trào ngược dạ dày thực quản, trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ cũng có thể có các triệu chứng khác, chẳng hạn như:

  • Cong lưng trong khi cho ăn
  • Đau ngực
  • Ho
  • Giọng khàn
  • Nuốt đau
  • Ăn uống kém
  • Viêm họng
  • Nôn
  • Khò khè

Làm thế nào để tôi biết nếu con tôi bị trào ngược axit và ợ nóng?

CÂU TRẢ LỜI

Thật khó để chẩn đoán chứng ợ nóng ở trẻ nhỏ. Vì chúng khó mô tả các triệu chứng của chúng hơn so với người lớn. Thay vì cảm thấy nóng rát ở ngực, trẻ em có thể mô tả là bị đau ở vùng bụng trên

Nếu con có bất kỳ triệu chứng ợ nóng hoặc trào ngược, hãy đưa con đi khám bác sĩ chuyên khoa.

Những xét nghiệm nào một đứa trẻ có dấu hiệu trào ngược axit và ợ nóng có thể phải thực hiện?

CÂU TRẢ LỜI

Bác sĩ sẽ kiểm tra con bạn và hỏi về các triệu chứng để xác định bé có mắc chứng trào ngược axit và ợ nóng ở trẻ hay không. Các xét nghiệm về chứng ợ nóng do trào ngược dạ dày thực quản gây ra bao gồm:

  • Chụp X quang đường tiêu hóa trên.
  • Nội soi, cho phép bác sĩ nhìn vào miệng, thực quản và dạ dày của trẻ.
  • Đầu dò pH thực quản. Bác sĩ đưa một ống mềm mỏng qua mũi của trẻ và vào thực quản để kiểm tra nồng độ axit trong thực quản.
  • Chụp quét dạ dày. Ở xét nghiệm này, bác sĩ sẽ cho trẻ uống sữa có chứa chất phóng xạ đặc biệt, sau đó bác sĩ sử dụng máy ảnh để theo dõi chất di chuyển như thế nào trong đường tiêu hóa của trẻ.

Cách điều trị chứng trào ngược và ợ nóng ở trẻ sơ sinh là gì?

CÂU TRẢ LỜI

Thông thường, sau 1 tuổi thì chứng trào ngược và ợ nóng của trẻ sơ sinh sẽ cải thiện. Tuy nhiên, ở một số trẻ tình trạng này lại khó điều trị. Điều trị thuốc trong trường hợp này là chưa cần thiết. Các mẹ chỉ cần vỗ nhẹ ở lưng cho bé hoặc giữ cho bé đứng thẳng trong khoảng 30 phút sau khi cho ăn có thể hữu ích cho bé.

Trào ngược và ợ nóng ở trẻ em

ĐẶT MUA SẢN PHẨM

-Giá bán lẻ 250.000/ hộp

MUA 7 TẶNG 1 bằng hình thức tích điểm( không cần mua 1 lúc)

-Phí vận chuyển: 20.000đ( miễn phí cho đơn hàng từ 3 hộp trở lên)

SẢN PHẨM ĐƠN GIÁ SỐ LƯỢNG THÀNH TIỀN
KukuminIP Hộp 20 viên 250.000đ/hộp 250.000đ
Tổng 250.000đ
Phí trên chưa bao gồm chi phí vận chuyển








    Sản phẩm này không phải là thuốc, không thay thế thuốc chữa bệnh.Tác dụng khác nhau tùy cơ địa mỗi người

    Trả lời

    error: Content is protected !!