Những tác dụng phụ thuốc điều trị bệnh dạ dày và cách phòng tránh

Hầu hết bệnh nhân khi điều trị bệnh viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày đều gặp tác dụng phụ dù ít hay nhiều. Sau đây là các tác dụng phụ thuốc điều trị bệnh dạ dày thường gặp và cách phòng tránh.

1. Các tác dụng phụ thuốc điều trị bệnh dạ dày – thuốc kháng sinh

  • Trong các phác đồ điều trị viêm loét dạ dày cả thể cấp và mạn tính, hầu hết các bác sĩ đều kê phối hợp kháng sinh. Điều này giúp tăng hiệu quả điều trị và phòng tránh sự nhờn thuốc của vi khuẩn Hp.
  • Vì vậy, bệnh nhân thường được dùng kết hợp 3-4 loại thuốc. Mỗi liệu trình điều trị từ 7 ngày đến 30 ngày. Thời gian tùy tình trạng nhiễm khuẩn ở mỗi bệnh nhân, tình trạng kháng thuốc ở mỗi khu vực.
  • Các thuốc kháng sinh khi dùng dài ngày không những diệt trừ vi khuẩn Hp, mà còn diệt cả hệ vi sinh vật có ích của đường ruột. Vì thế, tình trạng thường gặp nhất của các bệnh nhân điều trị bệnh dạ dày là rối loạn tiêu hóa . Hay gặp: đi sống phân, ăn uống không tiêu, đầy bụng, hoặc tiêu chảy….

Cách phòng tránh tình trạng này là uống bổ sung lợi khuẩn sống. Hoặc bổ sung chất tăng cường miễn dịch có nguồn gốc từ các chủng lợi khuẩn. Qua đó tăng cường khả năng sinh sôi của hệ vi khuẩn chí đường ruột.
Tham khảo phản hồi của bệnh nhân khi điều trị bệnh dạ dày bằng các cách khác nhau tại đây.

tác dụng phụ thuốc điều trị bệnh dạ dàyThông thường, nhóm thuốc hay được sử dụng trong diệt Hp bao gồm:

• Clarithromycin
• Amoxicillin hoặc Tetracyclin
• Metronidazole hoặc Tinidazole
• Levofloxaxin

 Các phản ứng thường gặp nhất từ nhẹ đến nặng khi dùng phối hợp các kháng sinh trên là:

  • Rối loạn tiêu hóa– đi sống phân, ăn uống không tiêu, đầy bụng, đau bụng hoặc tiêu chảy, hoặc táo bón… Hay gặp với tất cả các loại kháng sinh trên, thậm chí đau thượng vị (Amoxicillin).
  • Nôn, buồn nôn.
  • Mất vị giác, hoặc cảm thấy vị đắng trong miệng (Clarithromycin), hoặc thấy miệng có vị kim loại (Metronidazole)
  • Chóng mặt, cảm giác lâng lâng như say, nhức đầu.
  • Gây viêm đại tràng màng giả hoặc có thể gây ứ mật.
  • Nước tiểu sẫm màu (Metronidazole)
  • Ngoài ra, một số kháng sinh có thể gây phản ứng dị ứng ở mức độ khác nhau. Phản ứng từ nhẹ (ban đỏ, ban dát sần, nổi mày đay) đến nặng (sốc phản vệ). Hoặc gây hội chứng Stevens – Johnson (bệnh khởi phát đột ngột bắt đầu bằng sốt cao, nhức đầu, mệt mỏi, đau viêm họng miệng, niêm mạc mắt và sinh dục. Về sau xuất hiện ở da mụn nước, bọng nước, toàn trạng ngày càng nặng có thể tử vong).
Lưu ý:
  • Không phải ai cũng gặp các tác dụng phụ như trên
  • Một số tác dụng phụ có thể xảy ra mà không cần chăm sóc y tế. Và một số tác dụng phụ có thể biến mất sau khi dừng thuốc.
  • Chú ý theo dõi nếu bạn quá mẫn cảm với một số loại kháng sinh hoặc bị dị ứng với kháng sinh nào đó. Cần báo với bác sĩ thăm khám và điều trị đề điều chỉnh thuốc khi kê đơn.
  • Trong trường hợp gặp phải những tác dụng không mong muốn trầm trọng, hãy ngừng thuốc ngay. Và tới cơ sở y tế để được chăm sóc kịp thời.

Gọi điện thoại tư vấn với chuyên gia y tế

1800.8076 – 098.128.3766

2. Các tác dụng phụ thuốc điều trị bệnh dạ dày – thuốc kháng acid:

  • Trong phác đồ điều trị thường có thêm các thuốc kháng acid, thuốc bảo vệ niêm mạc và bao bọc vết loét. Các thuốc này, có cơ chế chung là trung hòa acid dịch vị, chứa muối nhôm hoặc magie, hoặc cả hai.
  • Một số biệt dược: Maalox, Gastropullgit, Phosphalugel, Varogel, Simelox…
  • Ngoài nhiệm vụ trung hòa acid dịch vị, nó còn bao bọc và bảo vệ vết loét bằng một lớp màng bao phủ dạng gel. Lớp màng này, giúp thức ăn và dịch vị không tiếp xúc với niêm mạc. Sẽ giúp niêm mạc tránh tiếp xúc với acid một thời gian ngắn và làm giảm cảm giác đau, xót và bỏng rát tại dạ dày ngay khi uống chỉ 15-30 phút.

Nhược điểm của thuốc dạng này là:

  • Dạng thuốc chứa muối Magie (Mg2+) giữ nước, nên dùng lâu có tác dụng tẩy, nhuận tràng (bệnh nhân bị đi ngoài nhiều lần).
  • Dạng muối nhôm hoặc hydroxyd nhôm (Al3+) dùng lâu gây táo bón, gây chứng nhuyễn xương (do huy động photpho từ xương ra).
  • Ngoài ra, do tác dụng bao bọc, nên các thuốc nhóm này gây tương tác và làm giảm hiệu quả của nhiều loại thuốc dùng kèm, đồng thời cũng làm chức năng tiêu hóa bị ảnh hưởng.
tác dụng phụ thuốc điều trị bệnh dạ dàyThận trọng:
  • Mang thai: Nhóm nguy cơ C . Nhóm C: các thuốc đã thử trên súc vật thấy có nguy cơ và chưa có bằng chứng trên phụ nữ có thai.
  • Thận trọng thuốc kháng acid chứa nhôm ở những bệnh nhân xuất huyết ồ ạt ở đường tiêu hóa trên.
  • Chống chỉ định ở bệnh nhân suy thận nặng.
  • Không dùng kháng acid quá mạnh và kéo dài vì dễ gây viêm dạ dày do kiềm hóa.

GIẢI PHÁP:

  • Chỉ dùng khi đau. Chỉ nên dùng kéo dài 1 tuần.
  • Uống cách xa các thuốc khác 2-4 giờ (tránh tương tác thuốc).
  • Nên uống sau khi ăn 1-2 giờ (để ở lại dạ dày lâu hơn, kéo dài tác dụng kháng acid).
  • Gọi ngay chuyên gia tư vấn bệnh dạ dày trào ngược

3. Các tác dụng phụ thuốc điều trị bệnh dạ dày – thuốc kháng histamin H2:

Biệt dược: Cimetidin (Tagamet), Ranitidin (Zantac, Azantac, Raniplex), Famotidin (Pepcid), Nizatidin (Acid)
Thường gặp tác dụng phụ thuốc điều trị bệnh dạ dày kháng histamin H2 là: chóng mặt, nhức đầu, rối loạn tiêu hóa, đau khớp, đau cơ…
Ít gặp:

  • Trên thần kinh trung ương: mê sảng, rối loạn ý thức (lú lẫn) – thường gặp với Cimetidin.
  • Nội tiết: gây chứng vú to ở nam, chảy sữa không do sinh đẻ, giảm tinh dịch, liệt dương khi dùng kéo dài (hơn 8 tuần)
  • Rối loạn tạo máu: thiếu máu, giảm bạch cầu (suy tủy) có hồi phục.
  • Gan: ứ mật do Cimetidin, viêm gan do Ranitidin, suy gan.
  • Gây ung thư dạ dày: thuốc có thể gây ung thư dạ dày do giảm độ acid nên một số vi khuẩn có thể phát triển được, tạo nitrosamin từ thức ăn gây ung thư.
  • Suy thận.

Thận trọng:

  • Mang thai: thuốc qua được nhau thai và dịch não tủy nên phải thận trọng. Nhóm nguy cơ B: thử trên súc vật không thấy có nguy cơ và chưa thử trên phụ nữ có thai. Hoặc thử trên súc vật thấy có nguy cơ nhưng chưa có bằng chứng tin cậy chứng tỏ có nguy cơ đối với thai phụ.
  • Cho con bú: cả 4 thuốc đều qua được sữa mẹ, có thể gây độc cho trẻ. Cần thận trọng khi cho người bệnh cho con bú sau khi đã cân nhắc lợi hại.
  • Thận trọng khi tiêm Cimetidin theo đường tĩnh mạch đề phòng tụt huyết áp và loạn nhịp tim.

GIẢI PHÁP:

  • Hạn chế tối đa sử dụng thuốc này cho phụ nữ có thai và cho con bú.
  • Uống cách thuốc kháng acid 1-2 giờ.
  • Nên uống 1 lần vào buổi tối.

4. Các tác dụng phụ thuốc điều trị bệnh dạ dày – thuốc ức chế bơm proton (PPI):

tác dụng phụ thuốc điều trị bệnh dạ dàyBiệt dược: Omeprazol (Losec, Mopral), Lansoprazol (Lanzor), Pantoplazol (Pantoloc), Rabeprazol (Pariet), Nexium
Tác dụng phụ hay gặp:

  • Rối loạn tiêu hóa: buồn nôn, táo bón, tiêu chảy
  • Rối loạn thần kinh trung ương: chóng mặt, nhức đầu.
  • Do ức chế acid, pH dạ dày tăng lên, làm một số vi khuẩn phát triển gây ung thư.

Ít gặp: ngủ gà
Thận trọng:

  • Khi mang thai và thời kỳ cho con bú.
  • Chống chỉ định: mẫn cảm với thuốc, loét dạ dày ác tính.
  • Omeprazol cần phải dùng cách xa các thuốc khác vì có thể gây tăng tác dụng của các thuốc dùng đồng thời.

GIẢI PHÁP:

  • Uống thuốc trước bữa ăn sáng khoảng 30 phút.
  • Dùng liều thông thường chỉ 4 tuần, không dùng quá 8 tuần.

5. Các tác dụng phụ thuốc điều trị bệnh dạ dày – thuốc gói bột, thuốc thang “lẩu thập cẩm”:

Các tác dụng phụ thuốc điều trị dạ dày trong các thuốc loại này, nguyên nhân chủ yếu là nguồn gốc không rõ ràng.

Nguyên liệu không được kiểm soát, không có quy trình chế biến hay sản xuất phù hợp vệ sinh an toàn. Nên thuốc loại này thường nhiễm khuẩn, nhiễm nấm mốc. Chưa kể một số nhà sản xuất/buôn bán bất chấp thủ đoạn, sẵn sàng trộn tân dược vào thuốc bột hay thuốc thang để đánh lừa người bệnh.

Đặc điểm của những loại thuốc này có thể nhận dạng như sau:

  • Hình thức xấu, bao gói luộm thuộm, thủ công. Đặc biệt là các loại thuốc “lẩu thập cẩm” “có nguồn gốc từ thảo dược”: dễ dàng quan sát được nấm mốc hoặc mùi lạ hoặc màu bất thường trong thang thuốc hoặc bột thuốc.
  • Không có số đăng ký (SĐK) trên nhãn, hộp. Hoặc không có địa chỉ nhà thuốc/phòng khám bán trên nhãn sản phẩm.
  • Không thể tra được tên sản phẩm hay SĐK mà họ thông báo trên trang web của bộ y tế, cục An toàn thực phẩm tại link:  http://congbosanpham.vfa.gov.vn/filesAction!toLookUpHomePage.do
  • Tuyên bố/cam kết bằng các câu từ rất hấp dẫn: chắc chắn khỏi, khỏi ngay, khỏi vĩnh viễn, không tái phát, không khỏi hoàn tiền… Nhưng thực tế thì bệnh nhân khi gọi lại hoặc yêu cầu hoàn tiền thì tìm lý do thoái thác và từ chối trách nhiệm.
  • Không tra cứu được tên thuốc hay nhà máy sản xuất hay tên công ty phân phối trên website.
  • Không có nhà thuốc nào bán, hoặc số lượng nhà thuốc bán quá hạn chế, ít ỏi.
  • Không có ngày sản xuất, hạn dùng trên đơn vị đóng gói nhỏ nhất; hoặc có mà mờ nhòe khó đọc, dễ tẩy xóa.
  • Chất lượng sản phẩm giữa các gói, các lô (nếu có) không đồng nhất: màu sắc, mùi vị khác nhau.

tác dụng phụ thuốc điều trị bệnh dạ dàyTác dụng phụ thuốc điều trị bệnh dạ dày loại này:

Với các thuốc dạng này, người bệnh không nên sử dụng mà tiền mất, tật mang. Những dấu hiệu nghi ngờ nhất khi dùng những sản phẩm này là các tác dụng phụ của thuốc: đau bụng, tiêu chảy, giữ nước, tăng cân, các triệu chứng của bệnh dạ dày không những không giảm mà có thể còn tăng nặng. Nhiều bệnh nhân phải đi cấp cứu vì kiệt sức và tăng nặng triệu chứng đường hô hấp (ho, khó thở), thậm chí xuất huyết tiêu hóa. Chưa kể các tác dụng phụ lâu dài do dùng thuốc “dởm” gây ra.

Gọi điện thoại tư vấn với chuyên gia y tế

18008076098.128.3766

Sử dụng “thuốc tây” để điều trị các bệnh lý dạ dày như viêm, loét, trào ngược dạ dày thực quản có nhiều lợi ích. Các thuốc giúp giảm nhanh các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra. Tuy nhiên, không phải ai cũng may mắn khỏi bệnh khi sử dụng “thuốc tây”. Trên thực tế, rất nhiều thất bại với phác đồ điều trị của “thuốc tây”. Cứ dừng thuốc thì bị tái lại. Hoặc bác sĩ kê đơn thuốc dùng quá dài gây mệt mỏi, chán nản, suy nhược cơ thể.

6. Một lựa chọn hiệu quả và an toàn hơn cho người dùng: 

Cơ chế “đánh” vào các đích tác dụng chính trong viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày của Kukumin IP

Tham khảo: Phản hồi của người dùng khi sử dụng Kukumin IP

Tác dụng trên viêm loét dạ dày – trào ngược dạ dày của Kukumin IP là sự phối kết hợp tác dụng giữa 2 thành phần chính. Curcumin phytosome ImmunePath IP.

tác dụng phụ thuốc điều trị bệnh dạ dàyCurcumin phytosome và cơ chế chống viêm loét

  • Chống viêm tại chỗ: Curcumin phytosome có cấu trúc tương tự tế bào nên dễ dàng bám dính và xâm nhập vết viêm loét với nồng độ rất cao. Từ đó phát huy được tác dụng chống viêm ngay tại vết loét. Tác dụng này cao hơn rất nhiều so với các loại curcumin khác.
  • Chống viêm toàn thân: Sau khi gây ra tác dụng tại chỗ trong dạ dày, lượng curcumin phytosome còn lại sẽ được hấp thu hoàn toàn tại ruột non, vào máu và cho tác dụng toàn thân. Các tác dụng toàn thân của Curcumin phytosome như sau:
    • Ức chế và tiêu diệt vi khuẩn Hp
    • Tăng các yếu tố bảo vệ dạ dày như tăng tiết dịch nhày mucin.
    • Giảm các enzyme gây viêm và enzyme xúc tác quá trình viêm.

=>  Loại bỏ yếu tố viêm loét.

Tham khảo các chứng nhận và các bằng phát minh sáng chế toàn cầu của curcumin phytosome

Tham khảo tài liệu khoa học về cơ chế chống viêm của curcumin phytosome trên người bị viêm loét dạ dày

Cơ chế tăng nhanh sản sinh niêm mạc và làm liền sẹo.

  • Thúc đẩy quá trình lên da non và hàn gắn sẹo hiệu quả: Tác dụng này là do khả năng làm lành sẹo nhanh chóng của Curcumin phytosome.
  • Tái tạo niêm mạc đường tiêu hóa: Phần niêm mạc bị tổn thương được nhanh chóng phục hồi, tái tạo nhờ tác dụng của Immunepath IP.
  • Củng cố số lượng và chất lượng các lợi khuẩn có sẵn: Immunepath IP giúp cung cấp các nguồn dưỡng chất thiết yếu cho vi khuẩn có lợi đường tiêu hóa.

=>  Ngăn ngừa lan tràn ổ loét & khôi phục yếu tố bảo vệ cho niêm mạc.

Gọi ngay chuyên gia tư vấn bệnh dạ dày trào ngược

 Cơ chế tăng cường yếu tố miễn dịch cơ thể

Curcumin phytosome: có khả năng chống oxy hóa mạnh, dọn dẹp hết các gốc tự do trong cơ thể.

Immunepath IP có vai trò như một kháng nguyên trong hệ tiêu hóa. Giúp cơ thể tự cân bằng nhờ tăng cường hệ thống miễn dịch cả cơ chế toàn thân (hệ thống hạch bạch huyết) và cơ chế tế bào (các tế bào lympho T và bạch cầu).

Kết hợp yếu tố điều trị và bảo vệ.

Kukumin IP là sản phẩm hoàn hảo của sự hiệp đồng tác dụng hỗ trợ điều trị và bảo vệ, hiệu quả và an toàn. Đó là lý do vì sao Kukumin IP hỗ trợ tốt nhất cho người viêm loét dạ dày, tá tràng, trào ngược dạ dày:

  • Giảm nhanh triệu chứng ợ hơi, ợ nóng, muốn nôn ói và trào ngược dạ dày.
  • Làm lành vết loét.
  • Kìm hãm và diệt vi khuẩn Hp
  • Tăng cường yếu tố bảo vệ dạ dày
  • Tăng cường miễn dịch cơ thể, giúp cơ thể lấy lại cân bằng tự nhiên mà không lệ thuộc vào thuốc.

Khác biệt về công nghệ, tối ưu hiệu quả của Kukumin IP

Hoạt chất Curcumin Phytosome là sự kết hợp của tinh hoa y học truyền thống với kết tinh trí tuệ của y học hiện đại. Hoạt chất Curcumin được chiết xuất từ củ nghệ vàng. Áp dụng công nghệ Phytosome – công nghệ hiện đại hàng đầu của Italia, giúp tối ưu hiệu quả của hoạt chất này.

  • Tối ưu hàm lượng: mỗi viên chứa 350 mg curcumin phytosome – cao gấp 1,8 – 2,3 lần so với các chế phẩm chứa nano curcumin cao nhất hiện nay.
  • Tối ưu tác dụng: tác dụng nhanh chóng và hiệu quả tối đa nhờ công nghệ phytosome. Hoạt chất curcumin được tăng sinh khả dụng tốt hơn 31,5 lần, đạt nồng độ cực đại sau 15 phút sử dụng.
  • Tối ưu chi phí và liều dùng: chỉ từ 12500 – 25000/ngày với 1-2 viên/ngày.
  • Hiệu quả kéo dài: kéo dài thời gian thải trừ, cho tác dụng lâu dài. Kéo dài thời gian bệnh không bị tái phát khi sử dụng. Dùng Kukumin IP không những không có những tác dụng phụ thuốc điều trị bệnh dạ dày thường gặp ở trên, mà còn hạn chế các tác dụng tác dụng phụ thuốc điều trị bệnh dạ dày nếu dùng cùng.

 

tác dụng phụ thuốc điều trị bệnh dạ dày

Sản phẩm Kukumin IP đã được bộ y tế cấp phép sử dụng cho bệnh nhân bị bệnh dạ dày

Thông tin mang tính tham khảo, để điều trị bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ. Sản phẩm này không phải là thuốc, không thay thế thuốc chữa bệnh. Tác dụng nhanh hay chậm phụ thuộc đáp ứng của từng người.

Điện thoại tư vấn

18008076098.128.3766

ĐẶT MUA SẢN PHẨM

-Giá bán lẻ 250.000/ hộp

MUA 7 TẶNG 1 bằng hình thức tích điểm( không cần mua 1 lúc)

-Phí vận chuyển: 20.000đ( miễn phí cho đơn hàng từ 3 hộp trở lên)

SẢN PHẨM ĐƠN GIÁ SỐ LƯỢNG THÀNH TIỀN
KukuminIP Hộp 20 viên 250.000đ/hộp 250.000đ
Tổng 250.000đ
Phí trên chưa bao gồm chi phí vận chuyển








    Sản phẩm này không phải là thuốc, không thay thế thuốc chữa bệnh.Tác dụng khác nhau tùy cơ địa mỗi người

    Trả lời

    error: Content is protected !!