Viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày dùng piperin có an toàn không?

Lời nói đầu: Curcumin ai cũng biết là rất tốt cho người bị bệnh dạ dày cũng như nhiều bệnh khác. Vì vậy, việc ứng dụng rộng rãi Curcumin là nhu cầu chính đáng và phù hợp với đòi hỏi của người bệnh cũng như cho giới điều trị.

Piperin, một hoạt chất từ hạt tiêu đen được chứng minh khi dùng chung với Curcumin làm tăng sinh khả dụng lên gấp nhiều lần. Rất nhiều các đơn vị sản xuất đã phối hợp Piperin vào trong thành phần công thức với nhiều tỉ lệ khác nhau nhằm tăng hấp thu dược chất Curcumin vào cơ thể.

piperinTuy nhiên, câu hỏi đặt ra là Piperin có thực sự an toàn và có tác dụng như mong đợi với cơ thể người bệnh hay không, chúng ta hãy cùng tìm hiểu.

1.      Phối hợp Cucumin với Piperin làm tăng sinh khả dụng là có thật? Đúng

  • Theo một nghiên cứu khoa học đã được công bố
    (bạn có thể tham khảo tài liệu tại đây: http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/9619120 ), nghiên cứu trên cả động vật thí nghiệm và trên người tình nguyện, khi phối hợp Curcumin với Piperin, đúng là có làm tăng sinh khả dụng của Curcumin.
  • Tuy nhiên, theo tài liệu đã dẫn: việc tăng sinh khả dụng này cũng có nhiều tỉ lệ: từ 154% (tăng 1.54 lần) lên đến 2000% (20 lần), tùy nồng độ và hàm lượng phối hợp, và các nghiên cứu này đang tiến hành chủ yếu trên động vật thí nghiệm và số ít người tình nguyện.
  • Chỉ duy nhất liều phối hợp 2g Curcumin với 20mg Piperin trên người mới làm tăng sinh khả dụng cao nhất. Các tỉ lệ Curcumin còn lại chưa thấy được nghiên cứu và đề cập.

 

  • piperinNhư vậy, nếu phối hợp hai hoạt chất này với nhau, không hẳn người bệnh luôn luôn được hấp thu Curcumin lên 20 lần. Và tỉ lệ phối hợp hai hoạt chất này với nhau ở một số công thức ‘’lẩu thập cẩm’’ bạn cũng cần kiểm tra thận trọng.
  • Tham khảo về sinh khả dụng của nghệ, curcumin các dạng khác nhau ở đây

2.      Ngoài Curcumin, Piperin còn làm tăng/giảm hấp thu chất nào khác không?

  • Theo một tài liệu nghiên cứu độc lập khác (http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3151395/ ), khi dùng chung Piperin, nó làm tăng hấp thu một loạt các hoạt chất: Thuốc chống lao, thuốc điều trị bệnh phong, thuốc kháng sinh, thuốc NSAIDS, CVS, thuốc thần kinh trung ương, thuốc tim mạch, hô hấp, thuốc cho đường tiêu hóa (GIT: gastro Intestinal) và thuốc chống ung thư… Piperine làm tăng sinh khả dụng của thuốc khác nhau từ 30% đến 200%. Điều này có nghĩa, khi bạn dùng thuốc chứa Piperin cùng với một trong các loại trên, nguy cơ quá liều tăng từ 30% -200%. Việc này rất nguy hiểm, đặc biệt là các loại thuốc chuyên khoa có hàm lượng thấp đã có tác dụng. Bạn cần tránh viêc phối hợp thuốc để tránh tương tác thuốc và tăng các tác dụng phụ có hại cho cơ thể.
  • Tuy nhiên Piperine không làm tăng sinh khả dụng của tất cả các loại thuốc, một số loại thuốc cho thấy là không phù hợp nếu phối hợp.
  • Một số nghiên cứu cụ thể hơn cho thấy, Piperin làm tăng sinh khả dụng các thuốc sau: rifampicin (tăng 60%), tetracycline, sulfadiazine, vasicine, INH, pyrazinamid, ethambutol, phenytoin, phenobarbitone, carbamazepine, Nimesulide, indomethacin, coenzyme Q10 (CoQ10), ciprofloxacin, curcumin, dapsone, axit amin, đường glucose và một vài dòng thuốc khác như vitamin C, selen, beta-carotene, vitamin A, vitamin B6… Các nghiên cứu này cần tiến hành sâu rộng hơn nhằm điều chỉnh liều khi dùng chung với Piperin và người bệnh đang dùng chung nhiều loại thuốc.

3.      Người nào không nên dùng các sản phẩm chứa Piperin?

  • Với danh mục Piperin có thể ảnh hưởng sâu rộng tới rất nhiều bệnh và thuốc kể trên, những đối tượng này nên tránh dùng các thuốc có chứa Piperin, trừ phi người bệnh hiểu hoàn toàn được các nguy cơ quá liều hoặc tương tác thuốc, đặc biệt khi phải phối hợp điều trị nhiều loại bệnh cùng một lúc.
  • Những đối tượng nên cân nhắc sử dụng bao gồm:
    • Người đang dùng kháng sinh;
    • Người đang dùng thuốc điều trị hệ tiêu hóa;
    • Người đang bị bệnh tiểu đường;
    • Người đang điều trị bệnh tim mạch, hô hấp;
    • Người đang dùng bổ sung các vitamin đã liệt kê trên: vitamin C, selen, beta-carotene, vitamin A, vitamin B6…
    • Người đang dùng thuốc thần kinh, thuốc ngủ;
    • Người đang dùng thuốc giảm đau không có cấu trúc Steroid (NSAIDS);
    • Người bị bệnh lao, bệnh phong

4.      Bạn phải làm gì nếu đã mua sản phẩm có chứa Piperin?

  • Nếu bạn đang mắc một trong các bệnh kể trên và đã mua sản phẩm chứa Piperin, hãy hỏi nhân viên y tế có kinh nghiệm hoặc bác sĩ chuyên khoa đang điều trị cho bạn.
  • Tìm đọc các tài liệu liên quan đến sự phối hợp thuốc của thuốc đang dùng, phần tương tác thuốc và tác dụng phụ (ít nhất là tờ hướng dẫn sử dụng thuốc đang dùng, nếu có thể bạn nên đọc các tài liệu chuyên môn chính thống).
  • curcumin và hạt tiêu đen, curcumin + piperin
  • Chỉ dùng sản phẩm chứa Piperin khi bạn lường được hết các nguy cơ quá liều thuốc dùng phối hợp, hoặc bác sĩ của bạn đã cân nhắc lợi hại với các vấn đề tương tác thuốc nếu xảy ra và khuyên bạn dùng do yêu cầu điều trị bắt buộc.
  • Nếu đã biết các thông tin rõ ràng, bạn vẫn nên uống cách xa thuốc có chứa Piperin với các thuốc khác tối thiểu 2 giờ.
  • Còn nếu chưa rõ ràng các thông tin, bạn nên cân nhắc việc không dùng sản phẩm (nếu được).

5. Bạn có sự lựa chọn nào khác nếu vẫn thấy cần dùng Curcumin không?

  • Một trong các sự lựa chọn khác là bạn dùng tăng liều curcumin lên bằng đường uống nhằm đạt ngưỡng điều trị, tuy nhiên đó cũng chưa phải phương pháp tối ưu do phải dùng lượng lớn curcumin may ra mới đủ liều.
  • Một biện pháp khác là bạn dùng Curcumin dạng tiêm hoặc cấy dưới da để không phải sử dụng lượng lớn và không phải bổ sung chất làm tăng sinh khả dụng, tuy nhiên biện pháp này đòi hỏi phải có sản phẩm sẵn có và phải điều trị tại cơ sở y tế chuyên khoa.
  • Biện pháp tốt hơn cả là bạn sử dụng các chế phẩm chứa Curcumin đường uống nhưng không có Piperin, với điều kiện chế phẩm đó phải đủ hàm lượng cao để đạt ngưỡng điều trị cho bạn. Hiện nay trên thị trường đã có sản phẩm Kukumin IP đáp ứng được các yêu cầu này, tuyệt đối an toàn kể cả khi bạn phối hợp thuốc, mà liều dùng chỉ 1 viên/lần.

Để tìm hiểu thêm về bệnh dạ dày, bạn có thể gọi số tư vấn miễn cước trong giờ hành chính 1800 8076.

Để tìm hiểu thêm về sản phẩm điều trị dạ dày không bổ sung Piperin, bạn có thể tham khảo tại đây.

Kukumin IP va so ĐT

Thông tin mang tính tham khảo, để điều trị bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ.

Điện thoại tư vấn 

18008076098 128 3766

ĐẶT MUA SẢN PHẨM

-Giá bán lẻ 250.000/ hộp

MUA 7 TẶNG 1 bằng hình thức tích điểm( không cần mua 1 lúc)

-Phí vận chuyển: 20.000đ( miễn phí cho đơn hàng từ 3 hộp trở lên)

SẢN PHẨM ĐƠN GIÁ SỐ LƯỢNG THÀNH TIỀN
KukuminIP Hộp 20 viên 250.000đ/hộp 250.000đ
Tổng 250.000đ
Phí trên chưa bao gồm chi phí vận chuyển








    Sản phẩm này không phải là thuốc, không thay thế thuốc chữa bệnh.Tác dụng khác nhau tùy cơ địa mỗi người

    Trả lời

    error: Content is protected !!