Với những bệnh nhân viêm loét đại tràng thì chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phòng cũng như điều trị bệnh. Sủ dụng thực phẩm phù hợp sẽ giảm đi những cơn đau, ngăn ngừa, làm suy giảm sự tái phát của một số triệu chứng. Và ngược lại, món ăn không thích hợp có thể làm cho tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Viêm loét đại tràng ăn gì thì tốt?
Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, bệnh nhân viêm loét đại tràng cần một khẩu phần ăn khoa học. Việc ăn uống hàng ngày không những xoa dịu các triệu chứng, mà còn đảm bảon nâng cao sức khỏe. Dưới đây là những thực phẩm tốt:
- Sữa và các chế phẩm từ sữa như: sữa bò, sữa hộp, bơ, pho mát. Nhóm thực phẩm này có vai trò là bước đệm trung hòa acid trong dạ dày. Tuy nhiên, lượng sữa và chế phẩm từ sữa không nên quá 300ml/1 ngày đối với sữa và 50g đối với bơ, pho mát vì dễ gây đầy bụng, khó tiêu. Nên dùng nhóm này vào buổi sáng là tốt nhất.
- Thực phẩm giàu chất đạm như thịt , cá nạc: thực phẩm nhóm này bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết giúp cơ thể khỏe mạnh. Nhưng cũng giống như nhóm sữa và các chế phẩm từ sữa, lượng dung nạp vào cơ thể không quá 300g/ 1 ngày. Vì đạm động vật vốn khó tiêu, gây đầy bụng. Cần chia nhỏ cho các bữa ăn trong ngày. Không nên ăn nhiều trong 1 bữa.
- Nhóm rau củ: đây là nhóm an toàn và có thể bổ sung nhiều theo nhu cầu ăn uống của người bệnh. Nhóm này có vai trò bổ sung vitamin giúp cơ thể tăng sức đề kháng, chống lại bệnh tật. Đồng thời lượng chất xơ dồi dào rất tốt cho quá trình tiêu hóa, đào tải phân ra ngoài. Người bệnh có thể dùng rau củ dưới dạng hầm, hấp, luộc, xào… giúp đa dạng bữa ăn, khiến người bệnh ngon miệng hơn.
- Nhóm thực phẩm ít mùi vị, không cay nóng như tinh bột. Nhóm này rất quan trọng vì cung cấp năng lượng, giúp người bệnh khỏe khoắn khi vận động. Tuy nhiên lượng ăn cũng không quá nhiều vì gây nặng nề cho dạ dày, đại tràng. Người bệnh có thể dùng cơm nát, súp cháo, bánh mỳ, các loại khoai củ hầm.
- Nhóm chất béo: Sử dụng một lượng ít dầu ăn cũng có tác dụng làm giảm bài tiết dịch vị, tuy nhiên nhóm này không khuyến khích bệnh nhân dùng nhiều, vì dễ gây đầy bụng, tiêu chảy.
Bệnh viêm loét đại tràng kiêng gì?
Viêm loét đại tràng thuộc nhóm bệnh về hệ tiêu hóa, do đó cần một chế độ ăn phù hợp, khắt khe và chuẩn mực thì quá trình điều trị bệnh mới đem lại kết quả khảt quan. Những thực phẩm cần kiêng kị và hạn chế cho người bệnh được kể đến như:
- Nhóm thực phẩm chứa nhiều gia vị cay nóng, chất béo động vật: thịt quay chiên, thịt nướng, thịt ướp muối (thịt muối), cá ướp muối cũng như một số những món ăn xào rán/ chiên nhiều dầu mỡ… vì chúng sẽ gây đầy bụng, khó tiêu, không tốt cho bệnh viêm loét đại tràng.
- Người bị viêm loét đại tràng cũng cần bỏ ra ngoài thực đơn của mình các loại thịt nguội chế biến sẵn như lạp sườn, xúc xích, dăm bông, thịt hộp hay các loại nước thịt cá đậm đặc… các sản phẩm này ít nhiều đều chứa chất bảo quản không tốt cho các bệnh nhân đường ruột.
- Các thức ăn cứng dai như thịt nhiều gân, sụn, cơm cháy, bánh đa nướng, rau có nhiều xơ già, quả sống… thì cũng nên loại bỏ khỏi thực đơn vì chúng sẽ cọ sát và gây nên những tổn thương mới cho niêm mạc dạ dày, đại tràng.
- Nhóm thực phẩm gia vị như: dấm tỏi, tiêu ớt, dưa cà, hành muối… cũng cần hạn chế tối đa vì không chỉ tạo thêm axit cho đường tiêu hóa mà còn đầy hơi, khó tiêu.
Một số loại trái cây chua, đồ uống có cồn, nước chè, cà phê hay thuốc lá chứa chất kích thích đều được bác sỹ khuyến cáo không nên sử dụng cho bệnh nhân viêm loét đại tràng.
ĐẶT MUA SẢN PHẨM
-Giá bán lẻ 250.000/ hộp
–MUA 7 TẶNG 1 bằng hình thức tích điểm( không cần mua 1 lúc)
-Phí vận chuyển: 20.000đ( miễn phí cho đơn hàng từ 3 hộp trở lên)
SẢN PHẨM | ĐƠN GIÁ | SỐ LƯỢNG | THÀNH TIỀN |
KukuminIP Hộp 20 viên | 250.000đ/hộp | 250.000đ | |
Tổng | 250.000đ | ||
Phí trên chưa bao gồm chi phí vận chuyển |
Sản phẩm này không phải là thuốc, không thay thế thuốc chữa bệnh.Tác dụng khác nhau tùy cơ địa mỗi người
Pingback: Chế độ ăn uống dành cho bệnh nhân viêm đại tràng mạn tính -