3 chế độ ăn phù hợp nhất cho người loét dạ dày

Nếu đang sử dụng các thuốc giảm đau và thấy có vấn đề về dạ dày, bạn nên tới gặp các bác sĩ và thực hiện kiểm tra. Loét dạ dày thường xảy ra khi niêm mạc dạ dày bị tổn thương và làm lộ ra các mô bên dưới. Các thuốc chống viêm NSAIDs và nhiễm khuẩn Hp là 2 nguyên nhân phổ biến nhất gây ra loét dạ dày. Các chế độ ăn uống được gợi ý cho người loét dạ dày, bao gồm: chế độ ăn uống nhẹ, chế độ ăn giàu chất xơ và chế độ ăn cân bằng.

Chế độ dinh dưỡng tốt nhất là lựa chọn phù hợp nhất với người bệnh và giúp hạn chế các triệu chứng. Bạn có thể thảo luận thêm với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng về khẩu phần dinh dưỡng cụ thể của bạn nếu cần thiết.

Chế độ ăn nhẹ nhàng đã được chứng minh có hiệu quả với loét dạ dày

1. Chế độ ăn nhẹ – chế độ đã được kiểm chứng

Một chế độ ăn nhẹ được hình thành bởi các thực phẩm mà ít gây kích ứng nhất với loét dạ dày. Chế độ này bao gồm các đồ ăn mềm, ít chất xơ, ít chất béo và không cay. Các thực phẩm này bao gồm:

-Sữa ít béo: nếu lựa chọn uống sữa, bạn nên chọn các sản phẩm đã được tách một phần chất béo. Bạn cũng không nên sử dụng các loại kem, bơ, phomai.

-Rau củ đã nấu chín: Hầu hết các loại rau củ không ảnh hưởng đến loét dạ dày, miễn là nó được chế biến phù hợp. Các loại rau củ nên được nấu chín. Tốt nhất là bằng cách hấp, luộc, hoặc nấu canh. Nên hạn chế ăn ở dạng xào, không nên ăn rau, củ sống, rau củ muối.

– Thịt nấu mềm: Dù là chế độ ăn nhẹ nhưng bạn vẫn cần cung cấp đầy dủ dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể. Các loại thịt là nguồn cung cấp chất đạm nên bạn không nên kiêng nhóm thực phẩm này. Thịt nên được chế biến ở dạng mềm như luộc, hầm hoặc nấu kĩ. Bạn có thể hạn chế ăn thịt quá mỡ. Không nên ăn thịt chiên, rán cứng hoặc nhiều dầu.

Các món ăn từ thịt nên được nấu mềm để phù hợp với người loét dạ dày

Trứng, đậu phụ: Đây là 2 thực phẩm giàu dinh dưỡng, mềm và tốt cho người loét dạ dày. Nguyên tắc chế biến cũng là bạn nên hạn chế dầu mỡ.

Hoa quả: Hoa quả là nguồn cung cấp các chất xơ, vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Với người loét dạ dày, nên hạn chế ăn các loại quả chứa nhiều vitamin C: quả có múi – cam, chanh, bưởi, các loại quả nhiều vị chua

Các loại hạt: là nguồn cung cấp vitamin, protein và đặc biệt là các chất xơ hòa tan dồi dào.

Chế độ ăn nhẹ không giúp chữa trị loét dạ dày, nhưng nó giúp kiểm soát các triệu chứng tốt hơn.

Chế độ ăn giàu chất xơ và flavonoid giúp tăng làm lành vết loét dạ dày

2. Chế độ ăn tập trung vào chất xơ và Flavonoid

Theo trung tâm Y tế, đại học Maryland, người loét dạ dày không nhất thiết phải tuân theo chế độ ăn nhẹ. Trung tâm gợi ý một khẩu phần ăn giàu những thực phẩm giúp làm lành vết loét. Cụ thể là các thực phẩm giàu chất xơ và flavonoid.

Chất xơ, đặc biệt là trong trái cây và rau quả, có thể giúp chữa lành vết loét của bạn và giảm nguy cơ mắc bệnh khác. Ăn nhiều trái cây và rau củ sẽ giúp hỗ trợ làm lành vết loét hiệu quả.

Chú ý, không nên ăn những loại nhiều vitamin C: các loại quả chua, quản có múi họ Cam.

Bên cạnh đó, người đang bị loét dạ dày nên ăn các thực phẩm giàu Flavonoid. Flavonoid là một hoạt chất có hoạt tính chống viêm,kháng khuẩn cao. Đặc biệt là flavonoid  có thể giúp ức chế vi khuẩn Hp. Flavonoid có trong các thực phẩm như táo, tỏi, hành, cần tây, quả việt quất.

Bạn vẫn nên duy trì chế độ ăn đủ dinh dưỡng: protein nạc từ cá, đậu, ngũ cốc nguyên hạt. Sử dụng các loại dầu tốt cho sức khỏe như dầu ô liu.

Chế độ ăn cân bằng - là chế độ ăn tùy thuộc vào nhu cầu của mỗi người

3.Chế độ ăn uống cân bằng

Theo như Johns Hopkins Medicine, không có một chế độ ăn uống nào là hoàn toàn phù hợp với những người loét dạ dày.

Người loét dạ dày nên lựa chọn cho mình một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, cân bằng. Cung cấp cho cơ thể đầy đủ nhu cầu dưỡng chất bao gồm: đường, đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Không nên kiêng khem quá mức.

Chế độ dinh dưỡng được cho là cân bằng bao gồm: tất cả các loại thực phẩm cung cấp đày đủ các nhóm dưỡng chất giúp cho cơ thể bạn có thể phát triển khỏe mạnh và chống lại bệnh tật. Các loại thực phẩm này có từ các nguồn như rau củ, trái cây, động vật, trứng, sữa, ngũ cốc…

Miễn sao đủ dinh dưỡng và duy trì cân nặng hợp lý là được.

4. Lựa chọn và thử nghiệm

Bạn có thể lựa chọn 1 trong 3 chế độ ăn hoặc có thể linh hoạt lồng ghép cả 3. Bởi vì, chế độ ăn tốt nhất cho người loét dạ dày phụ thuộc vào cá nhân mỗi người. Ảnh hưởng của thức ăn tới tình trạng loét dạ dày thường diễn ra khá nhanh sau khi ăn. Bạn có thể tự mình theo dõi loại thức ăn gây kích ứng. Và những đồ ăn mà bạn cảm thấy dễ chịu khi ăn.

Tự bản thân bạn có thể lên được một danh sách những thực phẩm nên tránh và nên ăn. Lưu ý là, luôn phải đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể.

Tham khảo: 11 loại rau củ tốt cho dạ dày, trào ngược

Kukumin IP – giúp hỗ trợ chống viêm, làm lành viêm loét trong dạ dày. Đồng thời, kiểm soát triệu chứng của dạ dày trào ngược một cách hiệu quả.

Kukumin IP giúp cải thiện tình trạng hen suyễn

ĐẶT MUA SẢN PHẨM

-Giá bán lẻ 250.000/ hộp

MUA 7 TẶNG 1 bằng hình thức tích điểm( không cần mua 1 lúc)

-Phí vận chuyển: 20.000đ( miễn phí cho đơn hàng từ 3 hộp trở lên)

SẢN PHẨM ĐƠN GIÁ SỐ LƯỢNG THÀNH TIỀN
KukuminIP Hộp 20 viên 250.000đ/hộp 250.000đ
Tổng 250.000đ
Phí trên chưa bao gồm chi phí vận chuyển








    Sản phẩm này không phải là thuốc, không thay thế thuốc chữa bệnh.Tác dụng khác nhau tùy cơ địa mỗi người

    Trả lời

    error: Content is protected !!