Trong khuôn khổ bài viết, chúng tôi cung cấp những kiến thức cơ bản về chẩn đoán và cấp cứu xuất huyết tiêu hóa cao dành cho cán bộ y tế. Bạn đọc có thể tham khảo. Tuy nhiên, việc thực hiện các chẩn đoán và cấp cứu này chỉ được thực hiện tại các cơ sở y tế. Bệnh nhân dù có kiến thức cũng không tự ý thực hiện tại nhà.
Khoa Cấp cứu (A9) – Bệnh viện Bạch Mai
1. Đại cương xuất huyết tiêu hóa:
– Xuất huyết tiêu hóa (XHTH ) cao là một cấp cứu nội – ngoại khoa.
– Nguy cơ tử vong cao nếu xử trí muộn và thiếu tích cực.
– Cần phối hợp các biện pháp hồi sức với điều trị cầm máu và điều trị nguyên nhân.
– Trong HSCC cần chú ý chảy máu do viêm dạ dày tá tràng cấp do stress.
2. Chẩn đoán xuất huyết tiêu hóa:
2.1. Chẩn đoán xác định
2.1.1. Thường rõ ràng trong các trường hợp điển hình với 3 dấu hiệu:
- Nôn ra máu: máu đỏ trong trường hợp chảy máu mới, máu đen trong trường hợp chảy máu cũ.
- Ia phân đen: đen quánh như nhựa đường.
- Biểu hiện mất máu cấp: có thể xuất hiện trước khi nôn máu và/hoặc đi ngoài phân đen. Biểu hiện: chóng mặt khi thay đổi tư thế, thoáng ngất, thậm chí có thể ngất. Khám thấy bệnh nhân da xanh, niêm mạc nhợt và có thể biểu hiện sốc mất máu.
2.1.2. Trường hợp ít gặp:
Trong một số trường hợp bệnh nhân chỉ có biểu hiện của tình trạng mất máu cấp mà không có nôn máu, đi ngoài phân đen:
- Cần đặt sonde dạ dày kiểm tra: nếu không có máu cũng không loại trừ chẩn đoán.
- Thăm trực tràng tìm dấu hiệu phân đen (hoặc đỏ trong trường hợp chảy máu cấp với số lượng nhiều).
- Đôi khi phải làm nội soi DD- TT cấp cứu trong trường hợp lâm sàng nghĩ nhiều đến XHTH.
2.2. Chẩn đoán phân biệt
2.2.1. Chảy máu cam, chảy máu chân răng.
2.2.2. Ho ra máu (nhất là khi bn ho ra máu sau đó nuốt vào rồi lại nôn ra).
2.2.3. Phân đen.
Sau khi dùng chất sắt, bismuth, cam thảo, hoặc phân đỏ sau dùng Rifampicin: làm phản ứng tìm máu trong phân.
2.3. Chẩn đoán mức độ: xác định chảy máu nặng nếu có
– Huyết động không ổn định:
+ Hạ huyết áp tư thế: bn chuyển từ nằm sang ngồi thì HA TĐ giảm > 10 mmHg và nhịp tim tăng thêm >20 / phút (mất khoảng 20% thể tích tuần hoàn)
+ Sốc mất máu :
- HATĐ < 90mmHg (hoặc giảm trên 40 mmHg so với số HATĐ bình thường ở bn THA).
- Đầu chi lạnh.
- Da xanh, niêm mạc nhợt rõ.
- Thiểu niệu < 30 ml/h.
- Thoáng ngất hoặc ngất, có thể kích thích , vật vã co giật thậm chí hôn mê (thiếu máu não).
– Lượng máu mất ước tính trên 500 ml hoặc phải truyền trên 5 đơn vị máu/24h để giữ được huyết động ổn định.
– Bệnh nhân chảy máu tươi sau khi đặt sonde và rửa sạch dạ dày hoặc ỉa phân nước máu đỏ là dấu hiệu chảy máu nặng.
- Ht < 0,2l/l; HC < 2 triệu/mm3; Hb < 7g/dl.
- Ngoài ra một số yếu tố góp phần làm tăng mức độ nặng: tuổi > 60, có bệnh lý mạch vành, suy tim…
2.4. Chẩn đoán nguyên nhân
Hỏi bệnh và khám lâm sàng góp phần định hướng chẩn đoán. Nội soi thực quản dạ dày tá tràng là kỹ thuật được lựa chọn chính trong thực tiễn nhằm chẩn đoán định khu và chẩn đoán nguyên nhân.
2.4.1. Ba nguyên nhân chính (75%-80% các trường hợp)
a) Loét dạ dày tá tràng (40% trường hợp):
– Lâm sàng :
+ Tiền sử đau vùng thượng vị có chu kỳ hoặc đã được chẩn đoán loét.
+ Chảy máu xuất hiện khi dùng các thuốc kích ứng nm dạ dày (corticoide, thuốc chống viêm không steroide…)
– Nội soi dạ dày tá tràng: xác định chính xác loét, vị trí và tình trạng loét, đang còn chảy máu hay đã cầm.
– Chụp ĐM cản quang chọn lọc: giúp chẩn đoán vị trí chảy máu trong trường hợp chảy máu ồ ạt không làm được nội soi hoặc nội soi không thấy rõ tổn thương.
– Chụp dạ dày tá tràng cản quang: có thể chẩn đoán được loét nhưng không xác định được loét có chảy máu hay không. Kỹ thuật có thể gây nặng thêm bệnh nhân do phải chuyển đến khoa X quang. Do vậy kỹ thuật ít được thực hiện trong cấp cứu, nhất là nếu có nội soi tiêu hóa.
b) Viêm dạ dày tá tràng chảy máu (20% các trường hợp)
– Lâm sàng: nghĩ đến chẩn đoán và cấp cứu xuất huyết tiêu hóa nếu bệnh nhân mới dùng thuốc kích ứng niêm mạc dạ dày hoặc trong tình trạng stress (hôn mê, trụy mạch, suy hô hấp, nhất là có thở máy, suy gan, suy thận, nhiễm trùng nặng).
– Nội soi xác định chẩn đoán: viêm dạ dày hoặc viêm tá tràng xung huyết đỏ, có thể có ăn mòn niêm mạc.
c) Vỡ giãn tĩnh mạch thực quản (15% các trường hợp):
Là một biến chứng nặng và thường gặp của xơ gan, thứ phát do tăng áp lực tĩnh mạch cửa.
– Lâm sàng :
+ Triệu chứng của tăng áp lực tĩnh mạch cửa và /hoặc suy gan
+ Bệnh nhân thường nôn ra máu đỏ, số lượng nhiều
– Siêu âm gan mật: thấy các triệu chứng của xơ gan có TALTMC
– Nội soi khẳng định chẩn đoán :
+ Thấy các phình mạch ở thực quản và/hoặc ở dạ dày chảy máu.
+ Nội soi còn giúp xác định mức độ phình mạch và cho phép can thiệp điều trị.
2.4.2. Các nguyên nhân khác:
– Hội chứng Malory Weiss: nghĩ đến ở bn nôn nhiều, nhất là sau uống rượu, chẩn đoán bằng nội soi.
– Chảy máu đường mật: sau chụp đường mật qua da, chọc sinh thiết gan, chụp ống mật tụy…:nội soi tiêu hóa (CPER: nội soi mật tụy ngược dòng) khẳng định chẩn đoán.
– Dò các ĐM trong ổ bụng vào dạ dày tá tràng: chẩn đoán bằng chụp đ/m cản quang.
– Ung thư dạ dày …
3. Phát hiện một xuất huyết tiêu hóa tái phát hoặc đang tiếp diễn
3.1. Lâm sàng
– HA: dao động, kẹt hoặc tụt dần.
– Mạch tăng dần.
– Dấu hiệu thiếu máu não.
– Lượng nước tiểu giảm theo giờ.
3.2. Đặt sonde và rửa dạ dày và lưu sonde theo dõi
(đặt sonde Blackmore trong trường hợp vỡ giãn TM thực quản)
3.3. Xét nghiệm:
- Hematocrit,
- Hemoglobin,
- Số lượng hồng cầu.
Bảng điểm Rockall đánh giá nguy cơ của xuất huyết tiêu hóa cao
Đặt bệnh nhân ở tư thế nằm đầu thấp – Nguy cơ CM tái phát:
+ 0 điểm: 5%
+ >= 8 điểm: > 40%
– Nguy cơ tử vong:
+ 0-2 điểm: <1%
+ >= 8 điểm: 41%
4. Điều trị cấp cứu xuất huyết tiêu hóa cao:
– Cần rất khẩn trương, nhất là trong các trường hợp cấp cứu xuất huyết tiêu hóa nặng.
– Kết hợp các biện pháp hồi sức (nhằm bù thể tích, bù lại máu và nâng huyết áp) với các biện pháp cầm máu và điều trị nguyên nhân .
4.1. Các biện pháp hồi sức
4.1.1. Các động tác câp cứu cơ bản:
- Thở oxy mũi 2- 6 l/phút. Đặt NKQ nếu có nguy cơ trào ngược vào phổi hoặc có suy hô hấp, hoặc rối loạn ý thức.
- Đặt 2 đường truyền tĩnh mạch chắc chắn và đủ lớn. Đặt catheter TMTT, đo CVP nếu có suy tim.
- Đặt sonde tiểu theo dõi lượng nước tiểu.
- Đặt sonde dạ dày và rửa sạch máu trong dạ dày.
- Lấy máu làm XN : CTM, TC, Tỉ lệ Prothombin, nhóm máu.
- ECG, nhất là ở bn già hoặc có tiền sử bệnh mạch vành.
4.1.2. Hồi phục thể tích và chống sốc
- Truyền các dd NaCl 0,9% hoặc Ringer lactat, dung dịch keo (Heamaccel, gelafundin) trong khi chờ lĩnh máu. Hạn chế dùng Glucose 5% vì ít tác dụng bù thể tích lòng mạch.
- Số lượng và tốc độ truyền dịch phụ thuộc mức độ mất máu và tình trạng tim mạch của bệnh nhân. Mục đích nhằm đưa bệnh nhân thoát sốc (HATĐ > 90, nước tiểu >30 ml/h, hết kích thích vật vã)
- Cần theo dõi sát M, HA, nghe phổi, CVP, ECG (nếu c ) đặc biệt ở BN có bệnh tim mạch.
4.1.3. Truyền máu
- Cần truyền máu trong các trường hợp chảy máu nặng hoặc đang tiến triển , nhằm đạt được huyết động ổn định và Ht > 25% (> 30% ở người già có bệnh lý mạch vành hoặc suy hô hấp)
- Cần truyền huyết tương tươi đông lạnh nếu có rối loạn đông máu, tỉ lệ Prothrombin < 30%
- Truyền khối TC nếu TC <50000/mm3
4.2. Điều trị cầm máu theo nguyên nhân
4.2.1. Loét dạ dày tá tràng:
Đa số tự cầm. Song khoảng 20% phải phẫu thuật do chảy máu nặng, kéo dài, hoặc tái phát. Điều trị nội khoa có thể giúp giảm tỷ lệ phải phẫu thuật
– Nội soi can thiệp điều trị (vừa chẩn đoán,vừa can thiệp điều trị cấp cứu):
+ Tiêm chất co mạch tại chỗ (adrenalin).
+ Tiêm chất gây xơ (cồn nguyên chất, polidocanol).
– Nội khoa: chỉ định một cách hệ thống phối hợp thuốc với rửa dạ dày bằng nước lạnh.
+ Làm lạnh dạ dày: truyền nước lạnh (50 C) liên tục qua sonde dạ dày.
+ Truyền thuốc ức chế bài tiết dịch vị (để phòng tái phát, ít tác dụng cầm máu).
- Ranitidine 4 ống/24giờ truyền TM
- Omeprazole: phác đồ cũ : 2 ống/24giờ truyền TM. Gần đây : 8mg/giờ, trong 3-5 ngày.
Gọi ngay chuyên gia tư vấn bệnh dạ dày trào ngược
– Phẫu thuật: chỉ định trong các trường hợp sau
- Chảy máu nặng: Sốc mất máu —-> Phải truyền > 5 đv máu/24giờ huyết động vẫn không ổn định.
- Chảy máu dai dẳng (cần truyền trên 8 đv máu) hoặc tái phát chảy máu và sụt Hb > 2g/dl.
- Nội soi thấy ổ loét vẫn đang chảy máu khó cầm.
- Khó khăn tìm máu truyền nhất là ở bn có tuổi.
Forrest Ia: máu chảy thành tia. (tái phát 55%)
Forrest Ib: chảy không thành tia (tái phát 55%)
Forrest IIa: nhìn thấy ĐM ở đáy ổ loét (tái phát 43%)
Forrest IIb: cục máu đông còn đỏ (tái phát 22% )
Forrest IIc: cục máu đông đen (tái phát 10%)
Forrest III: chỉ có ổ loét (tái phát 5%)
.4.2.2. Viêm dạ dày tá tràng cấp
- Không có điều trị đặc hiệu.
- Cắt bỏ yếu tố đả kích và điều trị dự phòng bằng các thuốc ức chế bài tiết dịch vị.
- Nếu chảy máu nhiều, cấp cứu xuất huyết tiêu hóa: có thể truyền Vasopessin hoặc Somatostatin.
- Phẫu thuật: nếu chảy máu nặng không cầm.
4.2.3. Vỡ giãn TM thực quản
- Đặt sonde có bóng chèn (Sengstaken-Blakemore):
- Khá hiệu quả để cầm máu tạm thời .
- Tuy nhiên: kỹ thuật khá phức tạp , nguy cơ biến chứng nặng nề nếu đặt sai kỹ thuật hoặc lưu sonde kéo dài (< 24h). Hơn nữa, 50% bn tái phát chảy máu sau khi tháo bóng chèn.
- Thuốc giảm áp lực TM cửa:
- Somatostatin: hiệu quả cầm máu ít nhất là bằng vasopressin> Nó còn có tác dụng cầm máu dạ dày và ít tác dụng phụ hơn. Tiêm tm 0,25 mg sau đó tr tm 6 mg/24h trong 3-5 ngày.
- Octreotid (sandostatin): bolus 100mg, duy trì 25-50mg/h.
- Terlipressin (glypressin): tiêm tm 1mg/lần, ngày 4 lần.
- Propranolol: thuốc có tác dụng làm giảm áp lực TM cửa, phòng chảy máu tái phát, uống 40-80mg/ngày. Lưu ý chống chỉ định: hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, suy tim, nhịp chậm < 60l/p.
- Nội soi can thiệp cầm máu cấp cứu xuất huyết tiêu hóa:
- Gây xơ cấp cứu : hiệu quả cầm máu 60-100% trường hợp , tỷ lệ chảy máu tái phát < 30%, góp phần giảm tỷ lệ tử vong.
- Thắt phình mạch : hiệu quả cầm máu tương đương với gây xơ nhưng cần BS chuyên khoa có kinh nghiệm.
- Phẫu thuật
- Nối cửa-chủ: cầm máu được 95% trường hợp. Tuy nhiên nguy cơ tử vong cao và nguy cơ bệnh não gan
- Nối thông cửa – chủ trong gan qua đường tĩnh mạch cảnh (TIPS : Transjugular Intrahepatic Portosystemic Shunt).
*TIPS: Transjugular intrahepatic Portosystemic Shunt
*Octreotid (sandostatin): bolus 100mg, duy trì 25-50mg/h
4.2.4. Các trường hợp khác
– Hội chứng Mallory – Weiss: điều trị triệu chứng (chống nôn), tiêm xơ hoặc adrenalin để cầm máu vết loét đang chảy.
– Dò ĐM vào đường tiêu hóa : Phẫu thuật hoặc gây tắc mạch chọn lọc.
– Chảy máu đường mật: xin ý kiến chuyên khoa ngoại tiêu hóa hoặc nội soi mật tụy ngược dòng can thiệp cầm máu.
Tài liệu tham khảo cấp cứu xuất huyết tiêu hóa cao:
- Gastrointestinal bleeding. Section 2, Gastrointestinal disorders. The Merck Manual, page 89-94.
- Alan Bakun, MD ; Marc Bardou, MD. Consensus recommendations for managing patiens with nonvariceal upper gastrointestinal bleeding. Ann Intern Med, 2003. 139: 843-857.
- Dennis M. Jensen, MD. Management of severe ulcer rebleeding. N Engl J Med, 1999. Vol 340: 799-801.
- Ala I. Shahala, MD. Gastroesophageal variceal hemorrhage. N Engl J Med, 2001. Vol 345, No 9.
- Eric D. Libbi, MD. Omeprazole to prevent reccurent bleeding after endoscopic treatment of ulcers. N Engl J Med, 2000. Vol 343: 358-359.
Tác giả: Tiến sĩ, BS Lương Quốc Chính, khoa cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội.
Các bài viết của kukuminip.com chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị
kukuminip.com không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Tham khảo thêm các thuốc thường dùng trong điều trị trào ngược dạ dày thực quản
Xem thêm: Sản phẩm Kukumin IP dành cho người bị viêm loét và trào ngược dạ dày thực quản.
ĐẶT MUA SẢN PHẨM
-Giá bán lẻ 250.000/ hộp
–MUA 7 TẶNG 1 bằng hình thức tích điểm( không cần mua 1 lúc)
-Phí vận chuyển: 20.000đ( miễn phí cho đơn hàng từ 3 hộp trở lên)
SẢN PHẨM | ĐƠN GIÁ | SỐ LƯỢNG | THÀNH TIỀN |
KukuminIP Hộp 20 viên | 250.000đ/hộp | 250.000đ | |
Tổng | 250.000đ | ||
Phí trên chưa bao gồm chi phí vận chuyển |
Sản phẩm này không phải là thuốc, không thay thế thuốc chữa bệnh.Tác dụng khác nhau tùy cơ địa mỗi người