Viêm thanh quản mãn tính: triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Viêm thanh quản mãn tính là tình trạng viêm dây thanh, có thể dẫn tới khàn giọng hoặc mất giọng. Viêm thanh quản mạn là khi tình trạng viêm kéo dài trên 3 tuẩn. Nó có thể do lối sống hoặc do ảnh hưởng từ các bệnh khác.

1. Viêm thanh quản mãn tính là gì?

Thanh quản, còn được gọi là hộp thanh âm, chứa các dây thanh âm trong cổ họng. Các dây thanh âm rung lên để tạo ra giọng nói của một người.

Viêm thanh quản có thể gây sưng và viêm thanh quản, làm ảnh hưởng đến hoạt dộng của thanh quản. Từ đó có thể làm thay đổi giọng nói như khan giọng, mất tiếc. Ngoài ra, thanh quản còn có vai trò bảo vệ đường thở, nuốt, ho và hỗ trợ hoạt động của phổi.

Viêm thanh quản có thể cấp tính hoặc mãn tính. Viêm thanh quản cấp tính là một tình trạng xuất hiện nhanh chóng, diễn biến ưới 1 tuần. Thông thường, tình trạng này sẽ biến mất mà không cần can thiệp y tế.

Khi tình trạng viêm thanh quản kéo dài trên 3 tuần thì nó được gọi là viêm thanh quản mãn tính. Theo một nghiên cứu năm 2013, ước tính rằng có tới 21% số người từng trải qua viêm thanh quản mạn tính.

Viêm thanh quản mãn tính là một tình trạng trầm trọng hơn viêm thanh quản cấp. Nó kéo dài hơn, gây có chịu hơn và có thể dẫn tới biến chứng trầm trọng hơn. Viêm thanh quản mãn tính cũng có thể là dấu hiệu tiềm ẩn của rối loạn miễn dịch. Tuy nhiên, viêm thanh quản mãn tính không gây ra bất cứ vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nào. Thường thì các triệu chứng sẽ chấm dứt khi hết bệnh.

2. Triệu chứng của viêm thanh quản mãn tính

Triệu chứng chính của viêm thanh quản là khàn giọng. Các triệu chứng khác có thể gặp bao gồm:

  • Tiết nhiều chất nhầy ở họng
  • Ho dai dẳng
  • Khó nuốt
  • Cảm giác có khối vướng nghẹn ở cổ
  • Đau họng
  • Mất giọng
  • Phát sốt

Một số các triệu chứng trên có thể xảy ra ở viêm thanh quản cấp tính. Nhưng khi bị viêm thanh quản mãn tính, các triệu chứng kéo dài hơn rất nhiều. Khàn giọng có thể trầm trọng hơn theo thời gian và thậm chí sẽ tồn tại sau khi đã hết các triệu chứng khác.

Mặt khác, viêm thanh quản có thể mắc kèm cảm cúm, cảm lạnh hoặc viêm amidan. Dẫn đến một số triệu chứng mắc kèm như:

  • Mệt mỏi
  • Nhức đầu
  • Các triệu chứng của cảm lạnh, cảm cúm
  • Viêm tuyến nước bọt

Tình trạng viêm thanh quản mãn tính theo thời gian có thể làm tổn thương dây thanh âm. Điều này có thể gây ra nốt sần hoặc polyp trong thực quản. Những nốt này có thể gây khó chịu, nhưng chúng không gây ra bất cứ rủi ro sức khỏe đáng kể nào.

3. Nguyên nhân viêm thanh quản mạn tính

Có một loạt các nguyên nhân dẫn tới viêm thanh quản. Một số nguyên nhân phổ biến như:

  • Nhiễm virus, cảm lạnh và cúm.
  • Nhiễm vi khuẩn và nấm

Nguyên nhân gây viêm thanh quản mãn tính có thể bao gồm:

  • Trào ngược acid dạ dày thanh quản
  • Những người phải nói nhiều như ca sĩ, giáo viên
  • Người bị nhiễm trùng
  • Hút thuốc
  • Sử dụng thuốc hít steroid
  • Uống nhiều rượu bia
  • Viêm xoang mạn tính do tiếp xúc với hóa chất và bụi kích ứng.

Trong một số ít trường hợp, bệnh lao cũng có thể dẫn tới viêm thanh quản.

4. Yếu tố nguy cơ gây viêm thanh quản

Một số yếu tố nguy cơ phát triển viêm thanh quản mãn tính bao gồm:

  • Hút thuốc lá
  • Làm việc trong môi trường tiếp xúc với hóa chất gây kích ứng hoặc bụi.
  • Làm công việc hoặc có thói quen phải nói to, hét to hoặc hát trong thời gian kéo dài.
  • Nhiễm khuẩn, khi gặp lạnh hoặc bị cảm.Điều trị trào ngược thanh quản mãn tính

5. Một số giải pháp giúp kiểm soát viêm thanh quản cấp tính tại nhà, như:

  • Tránh nói, hát nếu không cần thiết
  • Uống nhiều nước
  • Hạn chế uống rượu và café
  • Không hút thuốc
  • Tránh các chất kích thích cổ họng như khói, bụi, hóa chất
  • Thường xuyên xúc miệng bằng nước muối hoặc các dung dịch vệ sinh vòm họng
  • Việc điều trị viêm thanh quản mãn tính dựa vào việc kiểm soát được nguyên nhân gây bệnh. Ví dụ như viêm thanh quản mạn do trào ngược dạ dày thì cần phải điều trị trào ngược. Bước đầu tiên cần làm là thay đổi chế độ sinh hoạt, tránh sử dụng thực phẩm gây ảnh hưởng đến dạ dày. Ngoài ra có thể sử dụng các thuốc điều trị dạ dày, thực quản.

Tham khảo phương pháp kiểm soát trào ngược từ tự nhiên.

Trong trường hợp viêm thanh quản do nguyên nhân nhiễm khuẩn thì có thể bác sĩ sẽ kê đơn kháng sinh. Tuy nhiên, đây cũng là một vấn đề đang tranh cãi.

Theo một nghiên cứu năm 2015 với 351 người tham gia, sử dụng kháng sinh không cho hiệu quả trong điều trị viêm thanh quản cấp. Chi phí, tác dụng phụ và nguy cơ kháng kháng sinh của phương pháp này vượt xa so với lợi ích mà nó mang lại.

6. Cách phòng tránh viêm thanh quản mạn

Mặc dù không phải lúc nào cũng có thể phòng người viêm thanh quản mạn. Một số phương pháp đơn giản dưới đây có thể giúp ích

Ngừng hút thuốc lá giúp cải thiện tình trạng viêm thanh quản mãn tính

  • Ngừng hút thuốc, hoặc hút thuốc thụ động
  • Tránh sử dụng giọng nói quá mức cần thiết
  • Sử dụng rượu và café có kiểm soát
  • Tránh hít phải các hóa chất gây kích thích hoặc bụi bằng cách dùng khẩu trang
  • Rửa tay thường xuyên
  • Tránh tiếp xúc với những người đang bị cảm lạnh hoặc bị cúm
  • Tiêm vaccine phòng cúm nếu có thể
  • Uống nhiều nước lọc.

Tham khảo sản phẩm Kukumin IP – giúp kiểm soát trào ngược dạ dày – một trong những nguyên nhân dẫn tới viêm thanh quản mãn tính.

Kukumin IP giúp cải thiện viêm thanh quản mãn tính do trào ngược dạ dày thực quản

ĐẶT MUA SẢN PHẨM

-Giá bán lẻ 250.000/ hộp

MUA 7 TẶNG 1 bằng hình thức tích điểm( không cần mua 1 lúc)

-Phí vận chuyển: 20.000đ( miễn phí cho đơn hàng từ 3 hộp trở lên)

SẢN PHẨM ĐƠN GIÁ SỐ LƯỢNG THÀNH TIỀN
KukuminIP Hộp 20 viên 250.000đ/hộp 250.000đ
Tổng 250.000đ
Phí trên chưa bao gồm chi phí vận chuyển








    Sản phẩm này không phải là thuốc, không thay thế thuốc chữa bệnh.Tác dụng khác nhau tùy cơ địa mỗi người

    Trả lời

    error: Content is protected !!