Vai trò của Helicobacter pylori trong ung thư dạ dày – phần 3

Nhiều bằng chứng cho thấy, nhiễm H. pylori làm giảm nguy cơ ung thư tuyến thực quản và ung thư dạ dày tâm vị. Nhưng cũng có thể làm tăng ung thư khác, ví dụ ung thư dạ dày vùng không phải tâm vị.

Bài 3: Nhiễm HP làm giảm nguy cơ ung thư tuyến thực quản và ung thư dạ dày tâm vị

Vì sao nhiễm H. pylori vừa làm giảm vừa làm tăng một số ung thư khác nhau?

Tăng ung thư dạ dày vùng không phải tâm vị

  • Chưa rõ cơ chế nhiễm H. pylori làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày như thế nào. Song một số nhà nghiên cứu đã suy xét rằng sự viêm thời gian dài lên các tế bào trong dạ dày sẽ dần trở nên ung thư hóa.
  • Ý tưởng này được hỗ trợ bởi các thử nghiệm cho thấy tăng cytokine (interleukin-1-beta) đơn thuần trong dạ dày của chuột chuyển đổi gen gây viêm dạ dày rải rác và ung thư.
  • Số lượng tế bào gia tăng từ tổn thương có thể làm tăng tế bào đột biến nhanh hơn và nhiều hơn.

Giảm ung thư tuyến thực quản và ung thư dạ dày tâm vị

  • Giảm ung thư dạ dày tâm vị và ung thư tế bào tuyến thực quản trên những người nhiễm H. pylori. Giả thuyết liên quan đến giảm đi tính acid trong dạ dày sau nhiều thập niên vi khuẩn H. pylori chiếm cứ.
  • Sự giảm này sẽ làm giảm trào ngược acid vào trong thực quản. Đó là một yếu tố nguy cơ chính đối với ung thư tuyến thực quản (phần trên của dạ dày và đoạn thực quản).

CagA-positive H. pylori là gì và nó ảnh hưởng như thế nào lên nguy cơ ung thư dạ dày và thực quản?

  • Một số vi khuẩn H. pylori sử dụng một phần phụ giống như kim. Phần phụ này đưa độc tố sinh ra bởi một gen gọi là gen liên quan gây độc tế bào (cytotoxin-associated gene A_cagA) vào trong đoạn nối nơi mà các tế bào lớp lót dạ dày gặp nhau. Độc tố này (hay CagA) làm thay đổi cấu trúc tế bào dạ dày và cho phép vi khuẩn dính vào chúng dễ dàng hơn.
  • Nếu sự phơi nhiễm với độc tố càng lâu thì càng gây ra viêm mạn tính. Tuy nhiên, không phải tất cả chủng H. pylori là mang gen cagA . Những chủng có gen đó gọi là cagA-positive.

ung thư tuyến thực quản và ung thư dạ dày tâm vị

Các bằng chứng về dịch tễ học cho thấy rằng nhiễm trùng chủng cagA-positive có liên quan đặc biệt với:

  • Tăng nguy cơ ung thư dạ dày vùng không phải tâm vị và
  • Giảm nguy cơ ung thư dạ dày tâm vị và ung thư tuyến thực quản.
  • Chẳng hạn, một phân tích tổng hợp 16 nghiên cứu bệnh chứng tiến hành trên khắp thế giới cho thấy: các cá nhân nhiễm phải chủng cagA-positive pylori nguy cơ ung thư dạ dày vùng không tâm vị cao gấp hai lần so với cá nhân không nhiễm chủng này (cagA-negative H. pylori).
  • Ngược lại, một nghiên cứu bệnh chứng tiến hành ở Thụy Điển tìm thấy người bị nhiễm cagA-positive pylori giảm nguy cơ ung thư tuyến thực quản có ý nghĩa thống kê.
  • Tương tự, một nghiên cứu bệnh chứng khác tiến hành tại Mỹ tìm thấy rằng nhiễm trùng cagA-positive pylori có liên quan với giảm nguy cơ ung thư tuyến thực quản và ung thư dạ dày tâm vị, nhưng các nhiễm trùng đó với các chủng cagA-negative không có nguy cơ liên quan.

Các nghiên cứu gần đây cho thấy cơ chế tiềm tàng thông qua CagA có thể góp phần vào sinh ung thư dạ dày trong ba nghiên cứu. Nhiễm trùng CagA-positive H. pylori có liên quan đến sự bất hoạt các protein ức chế khối u (tumor suppressor protein), gồm cả P53.

Nhiễm trùng H. pylori có liên quan đến loại ung thư khác?

Ung thư tụy

  • Một mối liên quan có thể giữa nhiễm vi khuẩn H. pylori và ung thư tụy cho thấy. Thông qua một số nghiên cứu dịch tễ học (quy mô nhỏ) tìm thấy rằng tăng nguy cơ ung thư tụy trong số các bệnh nhân điều trị bằng phẩu thuật bệnh lý loét tiêu hóa sớm hơn 20 năm.
  • Ngoài ra, trong nghiên cứu thuần tập ATBC. Các cá nhân nhiễm H. pylori vào thời điểm đưa vào nghiên cứu cao hơn khoảng 2 lần phát triển ung thư tụy so với các đối tượng không có nhiễm trùng.
  • Tuy nhiên, trong nghiên cứu 128.992 bệnh nhân khác (quy mô lớn), lại thấy không có bằng chứng liên quan đến nhiễm pylori và ung thư tụy.

ung thư tuyến thực quản và ung thư dạ dày tâm vị

Ung thư đại tràng

  • Mối liên quan giữa nhiễm khuẩn H. pylori và ung thư đại tràng cũng được nghiên cứu.
  • Kết quả: không có bằng chứng về sự liên quan giữa việc nhiễm H. pylori với ung thư tế bào tuyến đại trực tràng.

Những ai nên được chẩn đoán và điều trị nhiễm trùng H. pylori ?

  • Theo CDC, người có bệnh lý loét dạ dày hay tá tràng hoạt động hay có tiền sử loét nên thử xét nghiệm H. pylori, và nếu bị nhiễm nên điều trị cho các bệnh nhân này.
  • Xét nghiệm và điều trị nhiễm trùng H. pylori cũng được khuyến cáo sau khi phẫu thuật cắt bỏ ung thư dạ dày giai đoạn sớm và MALT lymphoma mức độ thấp.
  • Tuy nhiên, hầu hết các chuyên gia đồng ý rằng các bằng chứng sẵn có không hỗ trợ cho việc xét nghiệm rộng rãi và loại bỏ nhiễm trùng H. pylori.

Nguồn dẫn: http://www.impe-qn.org.vn/impe-qn/vn/portal/InfoPreview.jsp?ID=6701

Ngày 22/08/2013

Nguyễn Văn Chương và Ths.Bs. Huỳnh Hồng Quang

Các bài viết của kukuminip.com chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị
kukuminip.com không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Tham khảo thêm các thuốc thường dùng trong điều trị trào ngược dạ dày thực quản

Xem thêm: Sản phẩm Kukumin IP dành cho người bị viêm loét và trào ngược dạ dày thực quản.

 Helicobacter pylori trong ung thư tuyến thực quản và ung thư dạ dày tâm vị

ĐẶT MUA SẢN PHẨM

-Giá bán lẻ 250.000/ hộp

MUA 7 TẶNG 1 bằng hình thức tích điểm( không cần mua 1 lúc)

-Phí vận chuyển: 20.000đ( miễn phí cho đơn hàng từ 3 hộp trở lên)

SẢN PHẨM ĐƠN GIÁ SỐ LƯỢNG THÀNH TIỀN
KukuminIP Hộp 20 viên 250.000đ/hộp 250.000đ
Tổng 250.000đ
Phí trên chưa bao gồm chi phí vận chuyển








    Sản phẩm này không phải là thuốc, không thay thế thuốc chữa bệnh.Tác dụng khác nhau tùy cơ địa mỗi người

    Trả lời

    error: Content is protected !!