Đau dạ dày có uống được Glucosamin không?

Bệnh nhân hỏi

Chào dược sĩ. Tôi năm nay 54 tuổi có tiền sử bị viêm loét dạ dày đã điều trị. Hiện tại bệnh của tôi ổn định, không còn đau nhiều như lúc trước. Ngoài đau dạ dày tôi còn bị thoái hóa khớp gối. Tôi đã điều trị thuốc tây một đợt. Giờ tôi muốn uống bổ sung thêm thực phẩm chức năng glucosamin của Mỹ. Xin hỏi dược sĩ uống glucosamin có làm ảnh hưởng gì đến dạ dày của tôi không. Nhờ dược sĩ giải đáp giùm. Cám ơn dược sĩ.

Trịnh Thị Đức (Ninh Bình)

Đau dạ dày có uống được glucosamin không là thắc mắc của không ít người bệnh dạ dày.

Sau đây là những lời khuyên đến từ các chuyên gia y tế dành cho bạn.

Vai trò của Glucosamin đối với bệnh viêm xương khớp

Glucosamin trên thị trường có 3 dạng chính: Glucosamin sulfate, glucosamin hydrochorid và N-acetylglucosamin.

Trong nhiều nghiên cứu Glucosamin sulfate được đánh giá là dạng cho hiệu quả tích cực nhất.

Trong khoảng gần 2 thập kỷ, glucosamin (glucosamin sulfate) đã được sử dụng rộng rãi để giảm các triệu chứng của bệnh viêm xương khớp

Trong khi ở Mỹ, Glucosamin vẫn được coi là thực phẩm chức năng thì ở Việt Nam đã được xếp vào thuốc điều trị.

Glucosamin được chỉ định để “giảm các triệu chứng của thoái hóa khớp gối từ nhẹ đến trung bình”.

Việc sử dụng Glucosamin để điều trị thoái hóa khớp tại các vị trí khác ngoài khớp gối thường không được khuyến cáo.

Chính vì vậy việc sử dụng cần có lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa.

Dau da day co uong duoc glucosamin khong
Dau da day co uong duoc glucosamin khong

Nên sử dụng Glucosamin như thế nào?

Trong hầu hết các nghiên cứu, người ta sử dụng tổng liều 1200 – 1500 mg glucosamin/ngày.

Glucosamin tác động chậm lên các triệu chứng viêm khớp. Hiệu quả chỉ thể hiện rõ sau khoảng 2 – 3 tháng sử dụng liên tục.

Nếu sau thời gian trên mà không thấy biến chuyển bạn nên ngưng sử dụng và chuyển sang phương pháp điều trị khác.

Đau dạ dày có uống được Glucosamin không?

Các nghiên cứu đã chỉ ra Glucosamin nói chung dung nạp tốt và khá an toàn.

Tuy nhiên trong một số trường hợp nó vẫn có thể gây ra những phản ứng bất lợi cho cơ thể.

Các tác dụng bất lợi thường gặp nhất của Glucosamin chủ yếu về tiêu hóa bao gồm: Ợ nóng, buồn nôn, nôn, táo bón hoặc tiêu chảy, đau thượng vị. [1]

Các triệu chứng có thể được hạn chế nếu glucosamin được dùng cùng hoặc sau khi ăn.

Ngoài ra nếu bạn bị dị ứng động vật có vỏ, bạn cũng cần thận trọng khi sử dụng glucosamine.

Quay trở lại với câu hỏi của bệnh nhân Trịnh Thị Đức

  • Với tình trạng thoái hóa khớp gối, Glucosamin có thể giúp chị cải thiện triệu chứng.
  • Dựa vào tình trạng bệnh đau dạ dày của chị đã ổn định thì câu trả lời cho câu hỏi “đau dạ dày có uống được glucosamin không” là chị dùng được.
  • Tuy nhiên chị lưu ý dùng đúng liều lượng và uống cùng hoặc sau ăn. Chị cũng nên theo dõi những dấu hiệu bất lợi (nếu có) xảy ra ở đường tiêu hóa để kịp thời ngưng sử dụng

Ngoài ra chị có thể tham khảo thêm về sản phẩm KUKUMIN IP. Thành phần chính của KUKUMIN IP là Curcumin Phytosome (tên thương mại là Meriva®)

Ngoài tác dụng chính trên dạ dày thì Curcumin Phytosome (Meriva®) còn có những bằng chứng lâm sàng rất đáng ghi nhận cho người viêm khớp [2]

KUKUMIN IP có thể là một lựa chọn tốt cho chị với 2 mục đích

  • Bảo vệ dạ dày, phòng ngừa tái viêm.
  • Cải thiện tình trạng thoái hóa khớp gối

Tham khảo thêm về sản phẩm KUKUMIN IP tại đây

ĐẶT MUA SẢN PHẨM

-Giá bán lẻ 250.000/ hộp

MUA 7 TẶNG 1 bằng hình thức tích điểm( không cần mua 1 lúc)

-Phí vận chuyển: 20.000đ( miễn phí cho đơn hàng từ 3 hộp trở lên)

SẢN PHẨM ĐƠN GIÁ SỐ LƯỢNG THÀNH TIỀN
KukuminIP Hộp 20 viên 250.000đ/hộp 250.000đ
Tổng 250.000đ
Phí trên chưa bao gồm chi phí vận chuyển








    Sản phẩm này không phải là thuốc, không thay thế thuốc chữa bệnh.Tác dụng khác nhau tùy cơ địa mỗi người

    Để lại một bình luận

    error: Content is protected !!