Mối liên hệ giữa nhiễm khuẩn Hp và ung thư dạ dày

Mối liên hệ giữa nhiễm khuẩn Hp và ung thư dạ dày

Có một số nghiên cứu chỉ ra mối liên hệ giữa sự nhiễm khuẩn Hp và ung thư dạ dày. Vi khuẩn Hp là một xoắn khuẩn sống ở trong dạ dày và tá tràng. Chúng có khả năng thích nghi với môi trường sống khắc nghiệt tại dạ dày. Và lây nhiễm qua đường tiêu hóa.

Gần đây, các nhà nghiên cứu Nhật tìm cách làm rõ quan hệ giữa nhiễm khuẩn Hp và ung thư dạ dày. Những ứng viên tham gia nghiên cứu có loét ở tá tràng, loét dạ dày. dạ dày tăng sản, khó tiêu hóa không có loét (đau dạ dày không loét). Những người này được nội soi để phát hiện sớm ung thư. Họ sẽ được nội soi lại một lần nữa trong 3 năm tiếp theo. Trong số 1526 thành viên thì 1246 người có nhiễm vi khuẩn Hp và 280 người thì không.

56 người trong số 1246 bệnh nhân nhiễm khuẩn Hp phát triển thành ung thư dạ dày. Không ai trong số những bệnh nhân không có vi khuẩn Hp tiến triển thành ung thư. Bệnh nhân có vi khuẩn Hp và tổn thương nghiêm trọng trong dạ dày có tỷ lệ tiến triển thành ung thư dạ dày đáng kể hơn. Tuy nhiên, không có ai trong số người bị loét tá tràng tiến triển thành ung thư dạ dày, mặc dù những người này có nhiễm vi khuẩn Hp. Điều này ủng hộ cho quan điểm cho rằng loét tá tràng ít có liên quan tới nguy cơ ung thư dạ dày.

Kết quả của nghiên cứu được ủng hộ bởi 1 nghiên cứu vào năm 1998. Trong đó, 98% bệnh nhân bị ung thư dạ dày có dương tính với vi khuẩn Hp gợi ý rằng ung thư dạ dày phát triển hầu như chỉ ở những người nhiễm vi khuẩn.

Nhiễm khuẩn Hp có thể làm trầm trọng hơn tổn thương tiêu hóa ở bệnh nhân dùng  Aspirin liều thấp

Các bác sĩ thường kê đơn liều thấp aspirin để ngăn chặn các bệnh lý tim mạch. Aspirin thường liên quan đến một số tác dụng phụ nghiêm trọng khi sử dụng quá thường xuyên. Một trong tác dụng phụ phổ biến nhất là làm mòn và loét đường tiêu hóa.

Một nghiên cứu gần đây trên tạp chí tiêu hóa Mỹ đã tìm cách xác định xem liệu một số người sử dụng aspirin, đặc biệt, là những người có nhiễm khuẩn Hp, có nguy cơ bị mòn, loét dạ dày cao hơn những người không nhiễm vi khuẩn Hp.

Các nhà nghiên cứu ở University of Texas Southwestern Medical School and Baylor College of Medicine đã tuyển chọn 61 tình nguyện viên khỏe mạnh ở độ tuổi 18 đến 61. Trong đó, 29 tình nguyện viên có vi khuẩn Hp. 46 tình nguyện viên được lựa chọn ngẫu nhiên từ những người đang sử dụng Aspirin. 15 tình nguyện viên còn lại chỉ sử dụng giả dược.

Sau 46 ngày điều trị, các tình nguyện viên được tiến hành nội soi đường tiêu hóa trên. Xác định mức độ tiến triển của tổn thương đường tiêu hóa. Các nhà nghiên cứu không tìm được bất cứ tổn thương trong dạ dày hoặc tá tràng nào trong số 15 người sử dụng giả dược. Trong nhóm sử dụng aspirin, những bệnh nhân nhiễm khuẩn Hp có tổn thương tiêu hóa cao hơn đáng kể so với những bệnh nhân không nhiễm khuẩn Hp. (50% so với 16%)

Tuy nhiện, trong nhóm trên không có sự khác biệt về các triệu chứng đau, buồn nôn, nôn, khó tiêu và ợ nóng.Nghiên cứu này gợi ý rằng diệt trừ vi khuẩn Hp có thể giúp ngăn chặn mòn, loét đường tiêu hóa ở những bệnh nhân đang sử dụng Aspirin liều thấp.

Back to Top

nhiễm khuẩn Hp có liên qua với ung thư dạ dày

Diệt vi khuẩn Hp giúp ngăn chặn xuất huyết dạ dày ở bệnh nhân sử dụng Aspirin liều thấp

Rất nhiều người sử dụng Aspinrin liều thấp hằng ngày để ngăn chặn đau tim. Số khác thì sử dụng liều cao các thuốc chống viêm giảm đau hoạt lực mạnh thuộc nhóm NSAIDs như Naproxen. Mục đích sử dụng thuốc để giảm đau nhức cơ xương gây ra bởi bệnh viêm khớp. Khi sử dụng với liều thông thường, các thuốc NSAIDs vẫn thường gây ra loét hoặc xuất huyết tiêu hóa. Loét, là những vết tổn thương trên niêm mạc tiêu hóa. Thường do dạ dày sản xuất dư thừa acid hoặc do vi khuẩn Hp.

Trong 1 nghiên cứu được công bố tại tạp chí y khoa the New England Journal of Medicine , các nhà nghiên cứu đã đăng kí 400 bệnh nhân với tiền sử xuất huyết tiêu hóa. Họ đã sử dụng Aspirin hoặc các thuốc NSAIDs khác. Thuốc này dùng để ngăn ngừa bệnh lý tim mạch hoặc giảm đau trong viêm khớp. Nghiên cứu đánh giá liệu diệt vi khuẩn Hp có giảm nguy cơ chảy máu tiêu hóa .

Trong vòng 6 tháng, 250 bệnh nhân được sử dụng liều 80mg Aspirin mỗi ngày.

150 bệnh nhân còn lại được sử dụng 500mg Naproxen 2 lần/ ngày. Trong mỗi nhóm, các bệnh nhân được chỉ định ngẫu nhiên dùng hoặc Omeprazole mỗi ngày. Hoặc 1 tuần sử dụng kháng sinh để diệt trừ Hp. Số còn lại được sử dụng giả dược.

Nhóm uống aspirin, những người được điều trị bằng kháng sinh có 1,9% nguy cơ xuất huyết tiêu hóa. Nguy cơ này ở những người điều trị bằng omeprazole là 0,9 %. Nhìn chung, điều trị kháng sinh hoặc omeprazole cho kết quả gần như tương tự nhau.

Kết quả rất khác biệt ở nhóm bệnh nhân sử dụng naproxen. 19% số bệnh nhân sử dụng naproxen điều trị Hp bị chảy máu tiêu hóa. Trong đó, chỉ 4% số người điều trị bằng omeprazole bị xuất huyết.

Nghiên cứu gợi ý một số điểm sau. Bệnh nhân có tiền sử xuất huyết tiêu hóa, đang sử dụng Aspirin thì nên kiểm tra vi khuẩn Hp. Những người này nên điều trị Hp nếu có. Bệnh nhân đang sử dụng NSAIDs không phải aspirin và đã có tiền sử xuất huyết dạ dày thì sẽ phù hợp hơn với điều trị bằng thuốc giảm tiết acid.

Tham khảo: Nhiễm khuẩn Hp uống Kukumin IP có được không?

thuốc chữa trào ngược axit

ĐẶT MUA SẢN PHẨM

-Giá bán lẻ 250.000/ hộp

MUA 7 TẶNG 1 bằng hình thức tích điểm( không cần mua 1 lúc)

-Phí vận chuyển: 20.000đ( miễn phí cho đơn hàng từ 3 hộp trở lên)

SẢN PHẨM ĐƠN GIÁ SỐ LƯỢNG THÀNH TIỀN
KukuminIP Hộp 20 viên 250.000đ/hộp 250.000đ
Tổng 250.000đ
Phí trên chưa bao gồm chi phí vận chuyển








    Sản phẩm này không phải là thuốc, không thay thế thuốc chữa bệnh.Tác dụng khác nhau tùy cơ địa mỗi người

    Trả lời

    error: Content is protected !!