Điều trị loét dạ dày những điều nên biết

Bệnh dạ dày trong đó có loét dạ dày có thể dễ dàng chữa khỏi và không để lại di chứng. Tuy nhiên, chúng có thể trở nên nghiêm trọng khi không được điều trị loét dạ dày triệt để.

I. Loét dạ dày là gì?

Các vết loét dạ dày là những vết loét gây đau trong thành dạ dày hoặc ruột non. Các vết loét dạ dày cũng được biết đến như là viêm loét dạ dày – tá tràng. Chúng xuất hiện ở lớp dầy của chất nhày bảo vệ dạ dày khi dịch tiêu hóa giảm.

Dựa theo Hiệp hội Tiêu hóa học Mỹ, một khảo sát 4 triệu người loét dạ dày và một trong mười người sẽ mắc bệnh này suốt đời (AGA).

Các vết loét dạ dày có thể dễ dàng chữa khỏi, tuy nhiên, chúng có thể trờ nên nghiêm trọng khi không được điều trị.

II. Nguyên nhân gây loét dạ dày?

Loét dạ dày không nhất thiết được gây bởi duy nhất một yếu tố.

Sự giảm lớp nhầy của dạ dày dẫn tới vết loét thông thường được tạo bởi:

Một tình trạng nhiễm trùng bởi vi khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori). tham khảo video về tác động do vi khuẩn HP trên bệnh loét dạ dày: https://youtu.be/SWMWsOXlBwE

  • sử dụng lâu dài vượt quá liều lượng khuyến cáo các loại thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) như aspirin và ibuprofen
  • Hội chứng Zollinger-Ellison-một căn bệnh hiếm gặp khiến cho cơ thể sản xuất axit trong dạ dày dư thừa.

điều trị loét dạ dày Một số yếu tố và hành vi đưa người có nguy cơ cao hơn cho phát triển loét dạ dày:

  • hút thuốc
  • thường xuyên sử dụng steroid (như trong điều trị hen suyễn)
  • tăng calci máu (sản xuất quá mức canxi)
  • tiền căn gia đình của loét dạ dày
  • trên 50 tuổi
  • Tiêu thụ quá nhiều rượu

III. Các triệu chứng của loét dạ dày

Một số triệu chứng liên quan với loét dạ dày. Mức độ nghiêm trọng của triệu chứng tùy thuộc vào độ nghiêm trọng của vết loét. Triệu chứng thường gặp nhất là cảm giác nóng rát hoặc đau ở bùng giữa ngực và rốn. Thông thường, cơn đau sẽ ngày càng tăng khi dạ dày rỗng và nó có thể kéo dài khoảng vài phút hoặc vài giờ.

Các triệu chứng thông thường khác gồm:

–        nóng rát, đau âm ỉ ở dạ dày.

–        Sụt cân

–        Chán ăn do đau

–        Buồn nôn hoặc nôn

–        Đầy hơi

–        Ợ nóng (cảm giác nóng rát ở ngực)

–        Bớt đau khi ăn, uống hoặc uống thuốc kháng acid.

Báo với bác sĩ khi bạn có các triệu chứng của loét dạ dày. Mặc dù khó chịu có thể nhẹ, các vết loét có thể trở nên tệ hơn nếu bạn không được điều trị loét dạ dày.

IV. Làm thế nào chẩn đoán trước điều trị loét dạ dày?

Chẩn đoán và điều trị sẽ tùy thuộc vào các triệu chứng của BN và độ nghiêm trọng của vết loét.

Để chẩn đoán loét dạ dày, bác sĩ sẽ xem xét tiền căn của BN cùng với các triệu chứng và các đơn thuốc hoặc các loại thuốc BN đang dùng. Để loại trừ do nhiễm H.pylori, xét nghiệm máu, phân hoặc hơi thở có thể được yêu cầu. Trong xét nghiệm hơi thở, BN được cho uống một chất lỏng trong suốt và thở vào một cái túi, sau đó túi được niêm phong. Nếu có H.pylori, mẫu hơi thở sẽ gồm các mức độ cao hơn bình thường của CO2.

Các xét nghiệm khác và thủ thuật khác được dùng trong chẩn đoán loét dạ dày gồm:

X-quang có cản quang

BN sẽ được hướng dẫn uống một chất lỏng màu trắng đục (bari) để dạ dày và ruột non có thể thấy trên X-quang. Bác sĩ X-quang sẽ đọc kết quả x-quang xem BN có một mô sẹo, loét hay một khối tắc nghẽn ngăn thức ăn đi qua hệ tiêu hóa như bình thường.

Nội soi

Một ống mỏng, chiếu sáng được đưa vào trong, qua miệng và vào dạ dày để tìm vết loét. Bác sĩ sẽ cho BN uống thuốc an thần nhẹ hoặc thuốc giảm đau để loại bỏ cảm giác khó chịu bởi thủ thuật.

điều trị loét dạ dày chẩn đoán bằng nội soi Nội soi sinh thiết

Trong khi nội soi, một mẫu mô dạ dày được tách khỏi để lúc sau đem đi phân tích. Loại xét nghiệm này được sử dụng điển hình ở những người lớn tuổi, hoặc những người bị sụt cân hoặc xuất huyết.

V. Điều trị loét dạ dày

  1. Điều trị loét dạ dày bằng nội khoa

Điều trị sẽ thay đổi tùy thuộc nguyên nhân gây loét. Nếu loét dạ dày do nhiễm H.pylori, BN cần được cho uống kháng sinh. Đối với những vết loét từ nhẹ tới trung bình, bác sĩ thường kê toa các loại thuốc sau:

–        Chẹn H2: để ngăn dạ dày tạo quá nhiều acid.

–        Ức chế bơm proton: khóa các tế bào sản xuất acid.

–        Thuốc kháng acid: giúp trung hòa acid dạ dày.

–        Tác nhân bảo vệ tế bào: để bảo vệ niêm mạc dạ dày và ruột, như là Pepto-Bismol.

Các triệu chứng của vết loét có thể giảm dần một cách nhanh chóng khi điều trị. Mặc dù các triệu chứng đã biến mất, BN nên tiếp tục uống thuốc theo sự hướng dẫn của thầy thuốc. Điều này đặc biệt quan trọng đối với nhiễm H.pylori để đảm bảo tất cả vi khuẩn đã bị tiêu diệt. Bác sĩ cũng sẽ đề nghị BN tránh hút thuốc, rượu và các loại thuốc hoặc thức ăn có thể kích thích các triệu chứng.

Một số tác dụng phụ liên quan đến điều trị loét dạ dày bao gồm:

–        Buồn nôn

–        Chóng mặt

–        Đau đầu

–        Tiêu chảy

Những tác dụng phụ này là tạm thời. Báo với bác sĩ thay đổi thuốc của BN nếu BN cảm thấy rất khó chịu bởi hậu quả của các tác dụng phụ mang lại.

2. Điều trị loét dạ dày bằng ngoại khoa

Trong một vài ca rất hiếm, điều trị loét dạ dày phức tạp sẽ cần phẫu thuật. Các ca này gồm các vét loét:

–        Lặp đi lặp lại

–        Không lành

–        Chảy máu

–        Vỡ dạ dày hoặc ruột non

–        Giữ thức ăn không qua dạ dày xuống ruột non

điều trị loét dạ dày bằng ngoại khoa

Phẫu thuật có thể gồm:

–        Cắt bỏ toàn bộ vết loét

–        Lấy mô của phần còn lại của ruột và may nó trên chỗ loét.

–        Buộc tắc một động mạch chảy máu

–        Cắt thần kinh chi phối dạ dày để làm giảm sản xuất acid dạ dày.

VI. Các biến chứng liên quan đến loét dạ dày

Đi điều trị loét dạ dày ngay khi BN tin rằng mình có thể bị loét dạ dày. Một vết loét càng lâu dài chưa được chữa trị, các biến chứng mắc phải càng tăng. Nếu BN có bất kỳ các triệu chứng sau, BN nên đi điều trị nội khoa:

–        Đau đột ngột, đau nhói mà không ngừng lại.

–        Phân đen hoặc có máu

–        Nôn ra máu

–        Nôn mửa giống như bã cà phê

Các triệu chứng này có thể là các dấu hiệu cho thấy vết loét bào mòn dạ dày, hoặc làm đứt một mạch máu. Mô sẹo phát triển là một biến chứng có thể có. Mô này có thể ngăn thức ăn di chuyển từ dạ dày xuống ruột non. Tất cả các tình huống này yêu cầu phẫu thuật (NIDDK, 2012).

VI. Phòng ngừa loét dạ dày

Để tránh sự lây lan của vi khuẩn và làm giảm nguy cơ nhiễm vi khuẩn, rửa tay bằng xà phòng và nước một cách thường xuyên và đảm bảo tất cả thức ăn được làm sạch đúng cách và nấu chín kỹ.

Để tránh loét bởi NSAIDs, ngừng sử dụng các thuốc này (nếu có thể) hoặc giới hạn sử dụng. Lúc BN cần uống NSAIDs, hãy chắc chắn theo sát liều lượng khuyến cáo và tránh cồn trong khi uống thuốc.

Thay đổi lối sống cũng có thể giúp ngăn các vết loét hình thành. Hạn chế uống rượu bia, tránh các sản phẩm thuốc lá, và quản lý căng thẳng đúng cách có thể góp phần giúp niêm mạc dạ dày khỏe mạnh.

Dùng các sản phẩm phòng ngừa viêm loét dạ dày có nguồn gốc tự nhiên an toàn và hiệu quả. Ví dụ Kukumin IP.

Tham khảo thêm về bệnh dạ dàytrào ngược dạ dày thực quản trong các bài viết khác bằng cách click vào các link tương ứng.

Bạn cũng có thể hỏi đáp về điều trị loét dạ dày tá tràng bằng cách gọi số MIỄN CƯỚC 18008076 hoặc số hotline 0981243766 để  được tư vấn bởi các chuyên gia tiêu hóa.

ĐẶT MUA SẢN PHẨM

-Giá bán lẻ 250.000/ hộp

MUA 7 TẶNG 1 bằng hình thức tích điểm( không cần mua 1 lúc)

-Phí vận chuyển: 20.000đ( miễn phí cho đơn hàng từ 3 hộp trở lên)

SẢN PHẨM ĐƠN GIÁ SỐ LƯỢNG THÀNH TIỀN
KukuminIP Hộp 20 viên 250.000đ/hộp 250.000đ
Tổng 250.000đ
Phí trên chưa bao gồm chi phí vận chuyển








    Sản phẩm này không phải là thuốc, không thay thế thuốc chữa bệnh.Tác dụng khác nhau tùy cơ địa mỗi người

    Trả lời

    error: Content is protected !!