Hẹp môn vị dạ dày là hiện tượng thức ăn bị ứ đọng ở dạ dày mà không xuống ruột được hoặc có khi xuống rất ít gây cảm giác khó chịu cho người bệnh.
Nguyên nhân gây hẹp môn vị dạ dày
Dạ dày có cấu tạo gồm: tâm vị, hạng vị, môn vị, bờ cong nhỏ và bờ cong lớn. Phần môn vị nằm ở cuối dạ dày được tiếp nối với hành tá tràng.
Bộ phận môn vị đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hoá thức ăn và cũng liên quan với các bộ phận khác của dạ dày. Do đó, mỗi khi bộ phận nào đó của dạ dày tổn thương (như viêm, loét, ung thư) thì đều có ảnh hưởng đến bộ phận môn vị, và ngược lại, khi bộ phận môn vị không bình thường đều có ảnh hưởng đến các thành phần khác của dạ dày cũng như hành tá tràng.
Nguyên nhân gây ra hiện tượng hẹp môn vị thường là do bệnh ở dạ dày hoặc ở tá tràng, hoặc là cả hai. Hẹp môn vị xảy ra cấp tính nhưng cũng có khi là xảy ra trong một thời gian dài.
Trong trường hợp dạ dày hoặc tá tràng bị viêm cấp khiến hẹp môn vị thì qua đợt cấp đó môn vị sẽ trở về trạng thái như ban đầu. Điển hình như viêm dạ dày cấp do ngộ độc thực phẩm, do rượu.
Nếu viêm, loét tá tràng, hoặc loét bờ cong nhỏ đã lâu làm cho tá tràng bị xơ hoá, co kéo cũng gây nên chít hẹp môn vị (hay gọi là loét hành tá tràng xơ chai).
Một số nguyên nhân gây nên hiện tượng hẹp môn vị ác tính khác phải kể đến như: do ung thư hang vị hoặc môn vị. Chính các khối u làm chít hẹp lòng môn vị và kèm theo sự viêm nhiễm khiến khu vực lòng của môn vị hẹp lại. Điều này gây cản trở cho thức ăn và dịch vị qua hoặc không thể đi qua để xuống được ruột.
Ngoài ra hẹp môn vị cũng thường gặp trong trường hợp bị polýp môn vị, sẹo môn vị do bị bỏng hoặc hẹp môn vị bẩm sinh. Cũng có trường hợp hẹp môn vị do nguyên nhân ngoài dạ dày như bị u đầu tuỵ hoặc ung thư khu vực đầu tuỵ gây chèn ép vào môn vị.
Dấu hiệu của hẹp môn vị dạ dày
Hẹp môn vị trong giai đoạn đầu thường có biểu hiện giống như rối loạn tiêu hóa như: đầy hơi, trướng bụng. Có cảm giác đau thượng vị nhất là sau khi ăn và thỉnh thoảng nôn ra thức ăn vừa mới ăn.
Khi bệnh tiến triển nặng thêm, cảm giác đau thượng vị tăng lên, có khi đau lâm râm nhưng có khi dữ dội nguyên nhân do ứ đọng thức ăn và dịch vị, đau tăng khi nằm, ngồi dậy thì cảm giác sẽ đỡ hơn.
Người mắc bệnh này khi nằm và khi thay đổi tư thế sẽ nghe thấy tiếng róc rách ở trong bụng. Nếu người bệnh nằm ở tư thế ngửa thì sẽ thấy bụng lõm lòng thuyền, lép kẹp.
Bệnh nhân thường gầy, xanh xao, cơ thể mệt mỏi, có cảm giác thèm ăn nhưng ăn vào sẽ đau nhiều hơn.
Khi có biểu hiện ở đường tiêu hóa, người bệnh cần được thăm khám tại các cơ sở ý tế uy tín để ngoài khám lâm sàng còn được chụp Xquang, hoặc nội soi dạ dày và siêu âm ổ bụng.
Khi đã xác định bị bệnh liên quan đến dạ dày – tá tràng thì cần được điều trị tích cực, theo đúng phác đồ và cần kiêng khem đúng mực để bệnh thuyên giảm.
Hiện nay thuốc Tây y dùng trong điều trị các bệnh liên quan đến dạ dày rất phong phú vì vậy khi bị bệnh về dạ dày thì nên tránh để xảy ra hiện tượng viêm, loét mạn tính dẫn đến hẹp môn vị và đề cần phải phòng ung thư đặc biệt là khi dạ dày bị tổn thương ở vùng hang vị, bờ cong nhỏ hay tiền môn vị.
ĐẶT MUA SẢN PHẨM
-Giá bán lẻ 250.000/ hộp
–MUA 7 TẶNG 1 bằng hình thức tích điểm( không cần mua 1 lúc)
-Phí vận chuyển: 20.000đ( miễn phí cho đơn hàng từ 3 hộp trở lên)
SẢN PHẨM | ĐƠN GIÁ | SỐ LƯỢNG | THÀNH TIỀN |
KukuminIP Hộp 20 viên | 250.000đ/hộp | 250.000đ | |
Tổng | 250.000đ | ||
Phí trên chưa bao gồm chi phí vận chuyển |
Sản phẩm này không phải là thuốc, không thay thế thuốc chữa bệnh.Tác dụng khác nhau tùy cơ địa mỗi người
Pingback: Hẹp môn vị - ai thì dễ mắc, cách phòng bệnh thế nào? -
Pingback: Điều trị hẹp môn vị dạ dày sau phẫu thuật -
Pingback: Một vài nguyên nhân hiếm gặp của hội chứng hẹp môn vị dạ dày -