Nội soi đường tiêu hóa – khi nào cần thực hiện và cần chú ý điều gì?

Nội soi đường tiêu hóa là một phương pháp không phẫu thuật được sử dụng để kiểm tra đường tiêu hóa của người bệnh. Khi nội soi, bác sĩ sử dụng một ống dẻo, linh hoat, có gắn đèn và Camera để quan sát hình ảnh đường tiêu hóa của bệnh nhân ngay trên mành hình.

Nội soi đường tiêu hóa

Ống nội soi có thể dễ dàng đi qua miệng, cổ họng và vào thực quản, cho phép bác sĩ quan sát các tổn thương (nếu có) tại thực quản, dạ dày, tá tràng. Ống nội soi cũng có thể luồn qua trực tràng tới đại tràng và cung cấp các hình ảnh tại khu vực này. Khi đó, thủ thuật nội soi này được gọi là soi đại tràng sigma hoặc nội soi đại tràng – tùy thuộc vào khoảng cách bao xa của đại tràng được kiểm tra.

Ngoài ra, một hình thức nội soi đặc biệt, còn gọi là nội soi ngược dòng, hay ERCO cho phép chụp ảnh tuyến tụy, túi mật và các cấu trúc liên quan. ERCP cũng được sử dụng để đặt stent và sinh thiết.

Nhìn chung, biện pháp nội soi hoặc nội soi kết hợp với siêu âm có thể cung cấp hình ảnh và thông tin về các bộ phận khác nhau của đường tiêu hóa.

Vì sao người bệnh cần thực hiện nội soi tiêu hóa

Các bác sĩ thường sẽ đề nghị nội soi tiêu hóa để đánh giá:
Đau bụng
• Loét, viêm dạ dày hoặc khó nuốt
• Chảy máu đường tiêu hóa
• Bất thường trong đại tiện (táo bón mãn tính hoặc tiêu chảy)
• Polyp hoặc khối u trong ruột kết
Ngoài ra, bác sĩ có thể sử dụng máy nội soi để lấy sinh thiết (loại bỏ mô) để tìm kiếm sự hiện diện của bệnh. Nội soi tiêu hóa cũng có thể được sử dụng để điều trị một vấn đề về đường tiêu hóa. Ví dụ,

  • Nội soi không chỉ phát hiện chảy máu từ vết loét, mà thông qua nội soi có thể cầm máu tại chỗ trong niêm mạc dạ dày.
  • Trong đại tràng, biện pháp nội soi có thể giúp loại bỏ polyp, ngăn ngừa sự phát triển của ung thư ruột kết.
  • Ngoài ra, sử dụng nội soi ngược dòng để lấy sỏi mật ra khỏi túi mật.

Nội soi đường tiêu hóa có an toàn không?

Nhìn chung, nội soi tiêu hóa rất an toàn; tuy nhiên, quy trình có một vài biến chứng tiềm ẩn, có thể bao gồm:
Thủng (rách trong thành ruột)
• Phản ứng với thuốc an thần
• Nhiễm trùng
• Chảy máu
• Viêm tụy do hậu quả của nội soi ngược dòng.

Ai là người thực hiện nội soi đường tiêu hóa?

Bác sĩ nội khoa là người thực hiện soi đại tràng sigma. Tuy nhiên, tất cả các thủ tục nội soi tiêu hóa khác thường được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa. Các bác sĩ chuyên ngành khác như bác sĩ phẫu thuật đường tiêu hóa cũng có thể thực hiện nhiều thủ tục này

Người bệnh cần chuẩn bị gì?

  1. Làm sạch ruột. Kiểm tra đường tiêu hóa trên (nội soi trên hoặc ERCP) không đòi hỏi gì hơn là nhịn ăn trong 6-8 giờ trước khi thực hiện nội soi đường tiêu hóa. Để kiểm tra ruột kết, nó phải được làm sạch phân. Do đó, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh dùng một loại thuốc nhuận tràng hoặc nhóm thuốc nhuận tràng trước khi thực hiện nội soi 6 đến 12 giờ.
  2. An thần. Ngày nay, hầu hết bệnh nhân thường được cho dùng thuốc an thần trước khi thực hiện nội soi. Điều này làm tăng sự thoải mái của người bệnh khi tham gia và quá trình này. Thuốc an thần, được tiêm qua đường tiêm vào tĩnh mạch, tạo ra sự thư giãn và giấc ngủ nhẹ. Bệnh nhân tỉnh lại trong vòng một giờ, nhưng tác dụng của thuốc kéo dài hơn, vì vậy không an toàn khi lái xe cho đến ngày hôm sau.
  3. Gây mê toàn thân (khiến người bệnh hoàn toàn ngủ trong thời gian thực hiện nội soi đường tiêu hóa) chỉ được đưa ra trong những trường hợp rất đặc biệt (ở trẻ nhỏ, và khi các thủ tục rất phức tạp)

Xem thêm: Thời gian điều trị dạ dày thực quản là bao lâu?

Xem thêm: Kukumin IP giúp giảm nhanh các triệu chứng và ổn định lâu dài sau đó

ĐẶT MUA SẢN PHẨM

-Giá bán lẻ 250.000/ hộp

MUA 7 TẶNG 1 bằng hình thức tích điểm( không cần mua 1 lúc)

-Phí vận chuyển: 20.000đ( miễn phí cho đơn hàng từ 3 hộp trở lên)

SẢN PHẨM ĐƠN GIÁ SỐ LƯỢNG THÀNH TIỀN
KukuminIP Hộp 20 viên 250.000đ/hộp 250.000đ
Tổng 250.000đ
Phí trên chưa bao gồm chi phí vận chuyển








    Sản phẩm này không phải là thuốc, không thay thế thuốc chữa bệnh.Tác dụng khác nhau tùy cơ địa mỗi người

    Trả lời

    error: Content is protected !!