Ung thư đường tiêu hóa

Theo  thống kê từ Globocan 2008: Tổng số người mắc ung thư dạ dày, đại trực tràng, thực quản trong 1 năm tại Việt là 12.552 người. Trong đó ung thư dạ dày chiếm tỷ lệ cao nhất với 8429 người. Như vậy tính trung bình, ở nước ta sẽ có 1.046 ca mắc mới ung thư tiêu hóa trong một tháng.

Theo Th.s Phan Văn Bình – Phó trưởng khoa Ngoại Tổng hợp, Bệnh viện K thì ung thư đường tiêu hóa là một trong những loại ung thư gây tử vong cao, nhưng lại hoàn toàn có thể chữa trị được nếu được phát hiện sớm.

Dau da day 2, ung thư đường tiêu hóa, ung thư đường tiêu hóa

Ung thư đường tiêu hóa là gì?

Ống tiêu hóa được tạo thành bởi một hệ thống ống rỗng bao gồm thực quản, dạ dày, ruột non, ruột thừa, đại tràng, trực tràng và hậu môn và một vài cơ quan khác  như tụy, gan và mật. Ung thư đường tiêu hóa được coi là bệnh do sự xuất hiện của các khối u ác tính. Các khối u này xuất phát từ trong hoặc thành ống tiêu hóa.

Ung thư đường tiêu hóa có thể phát triển ở bất kỳ cơ quan bộ phận nào kể trên, tuy nhiên, nguy cơ cao nhất nằm ở thực quản, dạ dày, hay đại tràng, trực tràng và hậu môn.

Đâu là nguyên nhân chủ yếu gây nên ung thư đường tiêu hóa?

Giống như các bệnh ung thư khác, ung thư đường tiêu hóa là sự phối kết hợp của nhiều yếu tố như: gene di truyền, giới tính, tuổi tác, môi trường sống, lối sống, chế độ dinh dưỡng và nguồn thực phẩm… nhưng nguyên nhân chủ yếu là do chế độ ăn uống.

Một vài bệnh lý khác cũng được xem như là tổn thương tiền ung thư. Cụ thể như: Chế độ dinh dưỡng không hợp lý, ăn quá mặn, hút thuốc hay thường xuyên ăn những thực phẩm chế biến sẵn có chứa nhiều hóa chất nitrosamines, muối hóa học… cũng có thể gây ra những biến đổi gene biểu mô của dạ dày.

Chế độ ăn không cân đối, ăn nhiều thịt động vật đặc biệt là nhóm thịt đỏ và mỡ động vật cũng được chứng minh là có liên quan tới ung thư đại trực tràng.

Người nghiện hút thuốc hoặc hút thuốc vô độ lại liên quan mạnh mẽ tới bệnh ung thư thực quản, ung thư dạ dày và tụy. Tương tự, uống rượu, bia chất có cồn với tần suất cao liên quan tới ung thư gan và tụy.

Trong các bệnh ung thư đường tiêu hóa, ung thư nào thường gặp nhất? Nguyên nhân?

Tùy thuộc vào các vùng dịch tễ mà tỷ lệ các ung thư khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung, ung thư dạ dày và đại tràng là hay gặp nhất. Yếu tố nguy cơ gây ung thư dạ dày: Chế độ ăn thường ăn thức ăn có nitrosamin trong thực phẩm ướp muối, lên men, hun khói…; thức ăn nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori; do yếu tố di truyền, do căng thẳng stress…

Yếu tố nguy cơ gây ung thư đại tràng: Chế độ ăn (Nhiều mỡ, thịt động vật); Bệnh lý tiền ung thư như: bệnh viêm loét đại tràng mạn tính, bệnh Crohn, Polyp…; Một số hội chứng di truyền: đa polyp… Tại Việt Nam, ung thư dạ dày thường gặp hơn cả. Trong khi ở xã hội phương Tây thì tỷ lệ ung thư đại trực tràng cao hơn. Nguyên nhân của tình trạng này có thế là do chế độ ăn uống, dinh dưỡng và vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm khác nhau.

đau dạ dày, đau bao tử, ung thư đường tiêu hóa, ung thu duong tieu hoa

Phát hiện sớm ung thư đường tiêu hóa như thế nào?

Khoa học ngày càng hiện đại, người ta càng có thể phát hiện sớm ung thư đường tiêu hóa. Có nhiều cách để phát hiện như:

  • Tiến hành khám sàng lọc,
  • Thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ,
  • Đối với nhóm đối tượng có nguy cơ cao hay có các triệu chứng bệnh đường tiêu hóa. Người trên 40 tuổi gầy sút hoặc có hội chứng dạ dày cần được soi dạ dày kiểm tra.
  • Những đối tượng khác: nên làm xét nghiệm máu, soi phân, nội soi đại trực tràng 3-5 năm/lần.

Những người như thế nào thường mắc ung thư đường tiêu hóa?

Những người có lối sống thiếu lành mạnh, có chế độ dinh dưỡng không hợp lý, thường xuyên uống rượu, hút thuốc lá, ít vận động… là những người có nguy cơ mắc ung thư đường tiêu hóa cao.

Nguy cơ mắc bệnh này cũng tăng lên với những người có độ tuổi từ 40 trở lên.

Những người có người thân bị mắc ung thư cũng có nguy cơ mắc ung thư cao hơn so với những người bình thường.

Bạn nên đi kiểm tra thường xuyên (6 tháng /1 lần) nếu trong nhà bạn từng có người bị ung thư, và nên có biện pháp để phòng tránh.

Một số bệnh lý cụ thể được liệt kê như: như viêm gan, người mắc bệnh gan mãn tính, người viêm tụy hay viêm nhiễm đường ruột cũng có liên quan tới ung thư. Các bệnh nhân nhóm này nên có những chương trình theo dõi thường xuyên để phát hiện ung thư sớm.

bệnh viêm loét dạ dày, ung thư đường tiêu hóa
Cấu tạo niêm mạc dạ dày

Điều trị ung thư đường tiêu hóa như thế nào?

Như đã trình bày ở các bài viết khác, để điều trị ung thư đường tiêu hóa, y học vẫn thường kết hợp giữa ba phương pháp chính đó là phẫu thuật, xạ trị và hóa trị.

Cũng tùy vào tính chất của bệnh, thể chất của bệnh nhân và tình trạng ung thư mà bác sỹ sẽ định lượng sử dụng từng phương pháp hay kết hợp các phương pháp này.

Với giai đoạn mới chớm, phẫu thuật là phương pháp điều trị chủ yếu được đưa ra đối với hầu hết các loại ung thư đường tiêu hóa. Cơ hội chữa khỏi hoàn toàn cho bệnh nhân rất cao nếu được phát hiện sớm. Đó là lý do vì sao phát hiện những ung thư này ở giai đoạn sớm là một chiến lược hiệu quả.

ĐẶT MUA SẢN PHẨM

-Giá bán lẻ 250.000/ hộp

MUA 7 TẶNG 1 bằng hình thức tích điểm( không cần mua 1 lúc)

-Phí vận chuyển: 20.000đ( miễn phí cho đơn hàng từ 3 hộp trở lên)

SẢN PHẨM ĐƠN GIÁ SỐ LƯỢNG THÀNH TIỀN
KukuminIP Hộp 20 viên 250.000đ/hộp 250.000đ
Tổng 250.000đ
Phí trên chưa bao gồm chi phí vận chuyển








    Sản phẩm này không phải là thuốc, không thay thế thuốc chữa bệnh.Tác dụng khác nhau tùy cơ địa mỗi người

    Trả lời

    error: Content is protected !!