Kháng sinh tiêu diệt cả những vi khuẩn có lợi và có hại, do vậy, phần lớn những người dùng kháng sinh dài ngày thường gặp vấn đề về rối loạn tiêu hóa. Hiện tượng này càng nhiều hơn đối với trẻ nhỏ.
Các triệu chứng gặp phải như bị tiêu chảy, phân sống… dẫn đến cơ thể mệt mỏi, giảm hấp thu và mất nước, ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của người bệnh, khiến bệnh càng lâu khỏi. Hãy cùng Kukumin IP đưa ra cách xử lý cho vấn đề này nhé.
- Triệu chứng
Hiện tượng tiêu chảy do dùng thuốc kháng sinh có dấu hiệu tương đối giống với triệu chứng tiêu chảy do nhiễm khuẩn. Bệnh nhân thường có các triệu chứng như sau:
- Đau bụng, có bé đau âm ỉ trong nhiều giờ đồng hồ
- Phân sống, phân lỏng có chứa chất nhầy như nước mũi đặc
- Đi ngoài nhiều lần trong ngày (nhiều hơn 3 lần/ ngày)
- Phân không có mùi hôi thối
Người bệnh có thể nhận ra tình trạng này sau khi dùng thuốc kháng sinh từ 2 -5 ngày.
Như chúng ta đã biết, trong đường ruột của mỗi người có chứa một số lượng lớn các vi khuẩn có ích. Chúng tồn tại và đóng vai trò như hệ thống bảo vệ cơ thể bằng cơ chế ngăn ngừa các tác nhân gây bệnh, tiêu diệt các vi khuẩn có hại, tăng sức đề kháng cho cơ thể và chính đường ruôt.
Khi dùng nhiều kháng sinh, các thành phần trong thuốc không chỉ tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh mà còn tiêu diệt cả các vi khuẩn có lợi. Khi đó, số lượng vi khuẩn có lợi bị giảm đi, đám vi khuẩn gây hại có trong ống tiêu hóa được dịp sinh sôi, này nở, làm mất cân bằng hệ vi khuẩn ruột và gây ra tiêu chảy.
Khi bị tiêu chảy, người bệnh bị hăm đỏ hậu môn (do đi vệ sinh nhiều lần) và đau. Nếu tiêu chảy kéo dài bé sẽ bị mất nước, điện giải, mệt mỏi, gây giảm cân và gầy sút. Vì vậy, khi có triệu chứng người bệnh cần có biện pháp khắc phục tránh để ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe.
- Cách xử lý khi bị rối loạn tiêu hóa do dùng kháng sinh
Người bệnh có thể giảm thiểu tác hại của triệu chứng rối loạn tiêu hóa do việc dùng thuốc kháng sinh. Khi tiêu chảy, người bệnh cần:
- Bù nước: Cho bệnh nhân uống nhiều nước để bù lại lượng nước cho cơ thể, nguồn nước có thể từ: nước lọc, nước quả, sữa, nước cháo…
- Bù điện giải: bằng cách uống nước oresol (tỷ lệ pha theo khuyến cáo) hoặc nhấm nháp ít muối tinh.
- Chế biến thức ăn dạng mềm và dễ tiêu hóa, ưu tiên các loại thức ăn lỏng như: cháo, súp, canh rau…
- Bệnh nhân nên ăn thành nhiều bữa nhỏ thay vì ăn một bữa lớn (mục đích để dễ tiêu hóa, không gây nặng nề cho đường ruột và tránh để người bệnh thêm mệt mỏi)
- Người bệnh cần lựa chọn thực phẩm tươi, sạch, tránh các thực phẩm kích thích và nhiều gia vị, đặc biệt là gia vị cay nóng, quá ngọt hoặc nhiều chất béo…
- Bổ sung lợi khuẩn qua thực phẩm như ăn sữa chua, uống men tiêu hóa…
- Bệnh nhân có thể cho dùng thêm sản phẩm Kukunin IP vì sản phẩm có tác dụng chống viêm, giúp bảo vệ niêm mạc đường ruột. Đặc biệt hữu hiệu dành cho người dùng kháng sinh lâu ngày.
Để ngăn ngừa triệu chứng tiêu chảy do kháng sinh, tốt nhất người bệnh chỉ nên dùng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ, đồng thời sử dụng thêm men vi sinh (dùng cách thời điểm uống kháng sinh khoảng 30 phút) để bổ sung lợi khuẩn, giúp hạn chế các tác dụng phụ của kháng sinh gây ra như tiêu chảy, đầy hơi, kém ăn…
ĐẶT MUA SẢN PHẨM
-Giá bán lẻ 250.000/ hộp
–MUA 7 TẶNG 1 bằng hình thức tích điểm( không cần mua 1 lúc)
-Phí vận chuyển: 20.000đ( miễn phí cho đơn hàng từ 3 hộp trở lên)
SẢN PHẨM | ĐƠN GIÁ | SỐ LƯỢNG | THÀNH TIỀN |
KukuminIP Hộp 20 viên | 250.000đ/hộp | 250.000đ | |
Tổng | 250.000đ | ||
Phí trên chưa bao gồm chi phí vận chuyển |
Sản phẩm này không phải là thuốc, không thay thế thuốc chữa bệnh.Tác dụng khác nhau tùy cơ địa mỗi người