Lời nói đầu: Mặc dù trên thế giới, phương pháp nghiên cứu, sản xuất, các phương pháp đánh giá phytosome đã được chuẩn hóa và thành công. Nhưng tại Việt Nam, công nghệ này còn khá mới mẻ. Dù vậy, với mong muốn đưa một công nghệ tiên tiến của ngành Dược vào thực tiễn, các nhóm nghiên cứu vẫn triển khai nhằm nâng cao sự hiểu biết, góp phần quản lý và ứng dụng nhiều hơn nữa công nghệ phytosme – một công nghệ tăng sinh khả dụng các dược chất có nguồn gốc thảo mộc.
Vậy làm thế nào để đánh giá phytosome? Câu trả lời có trong đề tài “Phytosome: Các phương pháp đánh giá”.
Đề tài này được triển khai với sự chủ trì của phó giáo sư tiến sĩ Phạm Thị Minh Huệ, phó trưởng bộ môn bào chế và đồng nghiệp tại trường Đại Học Dược Hà Nội.
Dưới đây là trích dẫn nội dung đề tài. Chi tiết độc giả vui lòng đọc Tạp chí Dược học số 9 (2015).
Phytosome: Các phương pháp đánh giá
Tác giả: Vũ Thị Thu Giang, Đào Minh Huy, Phạm Thị Minh Huệ
Tóm tắt
Cho đến nay, bào chế phytosome vẫn là một lĩnh vực nghiên cứu mới ở nước ta do chưa có hiểu biết đầy đủ về công nghệ bào chế và phương pháp đánh giá. Để tiếp cận lĩnh vực này một cách hiệu quả, yếu tố cần thiết đối với các nghiên cứu chính là phương pháp và phương tiện đánh giá các đặc tính của phytosome, trong đó quan trọng nhất là đánh giá khả năng tạo phức hợp dược chất – phospholipid. Bài viết giới thiệu về một số phương pháp đánh giá phức hợp và tác dụng sinh học của phytosome đã được nghiên cứu trên thế giới.
Phương pháp hóa lý đánh giá sự hình thành phức hợp phytosome
Phytosome được tạo ra là do liên kết hoá học trực tiếp của nhóm chức trong phân tử hoạt chất với phospholipid. Để đánh giá và xác nhận sự hình thành phức hợp, có thể sử dụng một số phương pháp phân tích như: phân tích nhiệt (DSC, TGA), nhiễu xạ tia X (XRD), phổ hấp thụ hồng ngoại (IR/FTIR), và cộng hưởng từ (1H-NMR, 13C-NMR).
Phương pháp đánh giá sinh khả dụng và hoạt tính của phức hợp phytosome
– Đánh giá sinh khả dụng.
– Đánh giá khả năng chống oxy hóa in vitro.
– Đánh giá hoạt tính bảo vệ gan, chống oxy hoá in vivo.
Kết luận
Trong nghiên cứu phytosome, đánh giá các đặc tính hoá lý, sinh học cho sản phẩm là hết sức cần thiết, giúp tạo ra cơ sở khoa học và thúc đẩy việc phát triển ứng dụng thực tiễn. Vì vậy, trước khi khởi động nghiên cứu, việc hiểu rõ và lựa chọn phương pháp thích hợp để đánh giá phytosome tạo thành là rất quan trọng. Các phương pháp hóa lý để đánh giá khả năng tạo phức hợp dược chất – phospholipid là phương pháp đánh giá đặc trưng và được thực hiện trong hầu hết các nghiên cứu.
Ngoài ra, để chứng minh cho khả năng cải thiện hấp thu, tăng thời gian bán thải và lưu trú thuốc trong cơ thể thì cần thực hiện các phương pháp đánh giá sinh khả dụng của thuốc trên động vật thí nghiệm hay người tình nguyện.
Đối với các dược chất có khả năng chống oxy hóa như các polyphenol có nguồn gốc từ thực vật, việc lựa chọn mô hình đánh giá tác dụng sinh học của dược chất trong phytosome so với dạng tự do đòi hỏi những hiểu biết chuyên sâu về lĩnh vực này. Đặc biệt trong mô hình đánh giá in vivo, không những cần thiết kế và kiểm soát điều kiện thí nghiệm tốt mà còn phải thực hiện đánh giá các thông số hóa sinh tương đối phức tạp. Những phương pháp này còn khá mới mẻ ở Việt Nam, tuy nhiên, để hội nhập với xu hướng nghiên cứu trên thế giới, thúc đẩy ngành dược trong nước ngày càng phát triển hơn, nên bắt tay vào xây dựng và phát triển các mô hình phù hợp, với sự phối hợp giữa các nhà nghiên cứu ở nhiều lĩnh vực khác nhau.
Theo tạp chí Dược học, số 9 (2015). Tạp chí Dược học, ISSN: 0866-7861
Lời bàn: Câu hỏi “Làm thế nào để đánh giá phytosome?” đã có lời giải đáp. Toàn bộ kết quả nghiên cứu, sản xuất và phương pháp kiểm tra phytosome đã được ứng dụng trên toàn thế giới, nhưng do đặc thù đơn vị sở hữu các kết quả này là công ty Indena, Italy đã đăng ký độc quyền công nghệ phytosome và các thương hiệu trademark cho từng sản phẩm như Meriva, Ginkgoselect, Ginselect, Greenselect, Silymarrin, Siliphos… Vì vậy, các thông tin trên vẫn còn nằm trong thời hạn bảo hộ và khó tiếp cận. Những nghiên cứu về các thương hiệu trên cũng đã được thử nghiệm in vitro, in vivo bởi nhiều trường và viện nghiên cứu cũng như tại các bệnh viện lớn tại Anh, Mỹ, Pháp, Ấn Độ và Thái Lan. Hy vọng rằng, các chế phẩm trên sẽ sớm được ứng dụng rộng rãi tại Việt Nam.
Thông tin cập nhật: Hiện nay đã có chế phẩm chứa curcumin phytosome, nhập khẩu trực tiếp nguyên liệu độc quyền Meriva(R) từ Italy về Việt Nam, và được công ty GPHAR phân phối với tên sản phẩm Kukumin IP.
Tham khảo các chứng nhận và các bằng phát minh sáng chế toàn cầu của curcumin phytosome
Tham khảo những lợi ích khi dùng sản phẩm công nghệ phytosome
Điện thoại tư vấn
18008076 – 098.128.3766
[ult_dualbutton btn_border_style=”dashed” dual_resp=”off” button1_text=”Tìm nhà thuốc gần bạn” icon_link=”url:http%3A%2F%2Flocalhost%2Fkuku%2Fmua-hang%2Fdanh-sach-diem-ban%2F|title:Nh%E1%BA%A5p%20%C4%91%C3%A2y|target:%20_blank|” btn1_background_color=”#4ab257″ btn1_bghovercolor=”#040ca3″ icon=”Defaults-search” icon_size=”20″ icon_color=”#ffffff” icon_hover_color=”#ffffff” button2_text=”Giao hàng tận nhà” btn_icon_link=”url:https%3A%2F%2Fgpharstore.com%2Fkukumin-ip-dieu-tri-viem-loet-trao-nguoc-da-day-hop-20-vien||target:%20_blank|” btn2_background_color=”#eeee22″ btn2_bghovercolor=”#e27100″ btn_icon=”Defaults-paper-plane-o send-o” btn_icon_size=”20″ btn_icon_color=”#000000″ btn_iconhover_color=”#f7ec27″ divider_style=”icon” divider_text_color=”#f2cf07″ divider_icon=”Defaults-ellipsis-h” btn1_text_color=”#ffffff” btn1_text_hovercolor=”#ffffff” title_font_size=”tablet:22px;tablet_portrait:22px;mobile_landscape:15px;mobile:15px;” title_line_ht=”tablet:30px;tablet_portrait:30px;mobile_landscape:18px;mobile:18px;” btn_width=”300″ btn1_heading_style=”font-weight:bold;” btn2_heading_style=”font-weight:bold;”]ĐẶT MUA SẢN PHẨM
-Giá bán lẻ 250.000/ hộp
–MUA 7 TẶNG 1 bằng hình thức tích điểm( không cần mua 1 lúc)
-Phí vận chuyển: 20.000đ( miễn phí cho đơn hàng từ 3 hộp trở lên)
SẢN PHẨM | ĐƠN GIÁ | SỐ LƯỢNG | THÀNH TIỀN |
KukuminIP Hộp 20 viên | 250.000đ/hộp | 250.000đ | |
Tổng | 250.000đ | ||
Phí trên chưa bao gồm chi phí vận chuyển |
Sản phẩm này không phải là thuốc, không thay thế thuốc chữa bệnh.Tác dụng khác nhau tùy cơ địa mỗi người