Bệnh đau dạ dày có phải bệnh lây nhiễm không ? Đây là câu hỏi có khá nhiều người thân của bệnh nhân quan tâm, vì họ là người thường xuyên tiếp xúc với người mắc bệnh này nên sẽ khiến họ lo lắng về tính lây nhiễm.
Vậy bệnh đau dạ dày có phải là bệnh lây nhiễm hay không?
Các bác sỹ thường phát hiện khi điều trị bệnh dạ dày, không chỉ người bệnh có những triệu chứng điển hình của căn bệnh như chứng ăn không tiêu, hay đau bụng trên rốn, đầy bụng, ợ hơi, hơi thở có mùi…mà nhiều xét nghiệm cho thấy ngay cả người nhà bệnh nhân cũng có các biểu hiện của triệu chứng trên. Và khi xét nghiệm thường cho ra kết quả rằng người nhà của người bệnh cũng đã bị nhiễm vi khuẩn HP (Helicobacter pylori).
PGS.TS. Bác sỹ Trần Thiện Trung, trưởng phòng khám tiêu hoá Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM cho biết có vi khuẩn HP có thể lây nhiễm qua những đường sau:
- Lây qua miệng – miệng: là qua đường nước bọt, có thể do lây từ đồ dùng vệ sinh cá nhân, hoặc hôn trực tiếp, mẹ nhai mớm thức ăn cho con…
- Lây qua đường dạ dày – miệng: do trào ngược dạ dày thực quản đã đưa HP từ dạ dày lên tới miệng, bám vào các mảng cao răng gây lây nhiễm qua đường miệng.
Tuy nhiên theo Bác sĩ Trung, nguy cơ lây nhiễm bệnh đau dạ dày cao nhất vẫn là do cách ăn uống chung trong gia đình có người nhiễm vi khuẩn HP như là không dung đũa riêng, tất cả mọi người có thể chấm cùng một bát nước mắm….Ngoài ra, vi khuẩn HP còn có thể lây trung gian như côn trùng ruồi, gián do thức ăn không được bảo quản, che đậy kỹ, hoặc qua phân người do không rửa tay sạch sau khi đi đại tiện và trước khi ăn.
Nguồn nước cũng có thể là trung gian làm truyền bệnh vì vi khuẩn HP có trong nguồn nước ngầm, nước giếng, nước thải chưa qua xử lý…
Phòng ngừa lây nhiễm bệnh đau dạ dày như thế nào.
Do vẫn chưa tìm được kháng sinh hữu hiệu để tiêu diệt vi khuẩn HP (Helicobacter pylori). Do đó, cần phải đưa ra các biện pháp phòng ngừa để tránh lây nhiễm là hết sức cần thiết. Các chuyên gia của Kukuminip.com sẽ giới thiệu tới các bạn một số biện pháp phòng ngừa như sau:
- Luôn nhớ rửa sạch tay trước khi ăn.
- Hoàn toàn không nên nhai cơm nát mớm đút cho con.
- Bỏ thói quen lấy tay chấm nước bọt đếm tiền hoặc lật tài liệu.
- Không sử dụng nguồn nước ao hồ, sông suối để rửa rau, nấu cơm, làm thức ăn.
- Nên có thói quen sử thìa, muỗng riêng cho từng món, khi gắp thức ăn chung phải đổi đầu đũa tránh lây nhiễm.
- Mỗi người nên có một khẩu phần ăn riêng, khi ăn có thể lấy riêng nước mắm và rót vừa đủ
- Đối với các cháu bé không dùng thìa chung để đút thức ăn cho nhiều cháu, trẻ nôn chớ phải được dọn dẹp vệ sinh sạch sẽ.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng vi khuẩn HP có nhiều trong nước bọt, mảng cao răng và niêm mạc dạ dày của người bệnh đau dạ dày và lan truyền qua người bình thường chủ yếu thông qua đường ăn uống. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ nhiễm Helicobacter pylori trong cộng đồng nước ta rất cao là do thói quen ăn uống “chung đụng”.
Tác phong ăn uống chung cùng nhau tuy rằng rất thân tình nhưng thực tế nó lại là con đường để vi khuẩn HP xâm nhập vào cơ thể dễ dàng và nhanh nhất. Bên cạnh đó, thói quen ăn uống la cà ở các hàng quán vỉa hè mất vệ sinh cũng làm tăng nguy cơ nhiễm vi khuẩn HP, thậm chí còn mắc bệnh viêm gan siêu vi A.
Theo bác sĩ, vi khuẩn Helicobacter pylori có thể phát hiện và điều trị sớm. Do vậy cần duy trì thói quen khám sức khỏe định kỳ hàng năm là cách để tầm kiểm soát vi khuẩn HP hiệu quả nhất. Không nên để đến khi có triệu chứng bệnh dạ dày nghiêm trọng mới đi khám thì việc điều trị sẽ trở nên khó khăn hơn.
ĐẶT MUA SẢN PHẨM
-Giá bán lẻ 250.000/ hộp
–MUA 7 TẶNG 1 bằng hình thức tích điểm( không cần mua 1 lúc)
-Phí vận chuyển: 20.000đ( miễn phí cho đơn hàng từ 3 hộp trở lên)
SẢN PHẨM | ĐƠN GIÁ | SỐ LƯỢNG | THÀNH TIỀN |
KukuminIP Hộp 20 viên | 250.000đ/hộp | 250.000đ | |
Tổng | 250.000đ | ||
Phí trên chưa bao gồm chi phí vận chuyển |
Sản phẩm này không phải là thuốc, không thay thế thuốc chữa bệnh.Tác dụng khác nhau tùy cơ địa mỗi người