Đau dạ dày dữ dội nên làm gì ngay?

Đau dạ dày dữ dội thường gây tâm lý hoang mang và bất ổn với cả bệnh nhân và người nhà. Nguyên nhân, triệu chứng và các bước xử trí trong trường hợp này như thế nào? Mời các bạn cùng tìm hiểu.

A.   Nguyên nhân và các triệu chứng đi kèm khi bị đau dạ dày dữ dội:

Thông thường, khi đau bụng dữ dội, người bệnh thấy khó mà tự chẩn đoán được nguyên nhân chính xác. Tuy nhiên, nếu căn cứ thêm các dấu hiệu đặc biệt điển hình, nhiều phần bạn cũng có thể suy đoán ra. Do đau dạ dày dễ làm nhiều người nhầm lẫn với các triệu chứng đau bụng khác, nên các thông tin dưới đây sẽ giúp bạn dễ dàng định hướng.

1.1.         Căn cứ đặc tính của đau.

1.2.1. Vị trí đầu tiên của điểm đau:

– Vùng thượng vị:  thường là dạ dày, tá tràng, đại tràng ngang.

– Vùng hạ sườn phải: vị trí gan, túi mật…

– Vùng hố chậu phải:  vị trí ruột thừa…

1.1.2. Căn cứ hoàn cảnh xuất hiện đau:

  • Đau do thủng dạ dày thường đột ngột,
  • Đau quặn gan, quặn thận xuất hiện sau khi  vận động nhiều…

1.1.3. Căn cứ hướng lan khi đau:

  • Đau da dạ dày thường lan ra sau lưng và lên ngực
  • Đau quặn gan lan lên ngực và lên vai
  • Đau do niệu quản lan xuống bộ phận sinh dục và đùi…

    Gọi ngay chuyên gia tư vấn bệnh dạ dày trào ngược

1.1.4. Căn cứ tính chất của đau:

– Cảm giác đau nhẹ, đầy bụng: là cảm giác đầy trướng, nặng bụng, ậm ạch, khó tiêu… gặp nhiều trong rối loạn tiêu hóa thể nhẹ, đau dạ dày thể nhẹ.

– Đau thực sự: tuỳ từng bệnh và cảm giác của người bệnh, có thể đau như dao đâm (thủng dạ dày), đau xoắn vặn, đau nhoi nhói, đau âm ỉ…

– Đau quặn: là cảm giác đặc biệt khi đau từng cơn, ở một vị trí nhất định, trội lên rồi dịu dần cho đến cơn sau. Ở ruột, cơn đau dịu đi sau khi trung tiện hoặc đại tiện và đau là do một đoạn ruột bị trướng hơi đột ngột; hội chứng Koenig: bán tắc ruột. Ở ống tiết như ống mật, túi mật, niệu quản, cơn đau quặn là do sự co bóp quá mạnh gây nên tăng áp lực đột ngột và tạo thành cơn đau quặn gan và quặn thận.

– Cảm giác rát bỏng: thường là cảm giác nóng bỏng, cồn cào ở dạ dày; cảm giác này gây nên do tình trạng quá cảm của niêm mạc dạ dày.

– Hội chứng đau đám rối thái dương: đau dữ dội ở thượng vị, đột ngột rối loạn tiêu hoá, ảnh hưởng đến tình trạng toàn thân.

1.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến đau: sau vận động mạnh, thay đổi thời tiết đột ngột, ăn uống, thuốc men…

1.2.  Căn cứ các biểu hiện kèm theo:

– Các biểu hiện liên quan đến bộ phận có bệnh: nôn mửa, rối loạn đại tiện, vàng da, vàng mắt, đái máu, đái đục, kinh nguyệt…

– Các biểu hiện toàn thân: thần kinh, sốt, ngất, trụy tim mạch…

Gọi ngay chuyên gia tư vấn bệnh dạ dày trào ngược

1.3. Căn cứ tiền sử:

– Nghề nghiệp, thí dụ cơn đau bụng chì do ngộ độc chì.

– Các bệnh mắc từ trước, giang mai, kiết lỵ…

– Đặc biệt chú ý tới tính chất tái phát nhiều lần của những cơn đau giống nhau: đau vùng thượng vị có chu kỳ thường do loét dạ dày hành tá tràng. Đau vùng hạ sườn phải kèm theo sốt và vàng da tái phát nhiều lần, gặp trong sỏi mật…

Dau da day

Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi chỉ đề cập đến những trường hợp đau dạ dày dữ dội để bạn đọc tiện theo dõi và xử trí.

Với các dấu hiệu trên, chúng ta có thể xác định tương đối nguyên nhân bị đau dạ dày dữ dội khi kèm một trong số các yếu tố sau:

  • Đau vùng thượng vị, lan ra sau lưng và lên trên.
  • Đau quặn, kèm nóng rát và cồn cào ở dạ dày, cảm giác như bị dao đâm bất ngờ thì nghi ngờ thủng dạ dày.
  • Cơn đau có thể xảy ra khi đói hoặc mới ăn xong.
  • Có tiền sử bị bệnh về dạ dày, hoặc gia đình có người bị bệnh dạ dày, đau có chu kỳ.
  • Có một số triệu chứng kèm theo: nôn, buồn nôn, ợ nóng, ợ chua…

Gọi ngay chuyên gia tư vấn bệnh dạ dày trào ngược

B.   Cách xử trí ngay khi bị đau dạ dày dữ dội

Việc đầu tiên khi bị đau, là sơ bộ xác định nguyên nhân đúng là do đau dạ dày dữ dội, rất đau và cảm giác không thể chịu đựng được, xác định tính cấp thiết của việc xử trí.

Phải đưa bệnh nhân đi BỆNH VIỆN GẦN NHẤT để cấp cứu ngay lập tức nếu các dấu hiệu sau xảy ra:

  • Đau đột ngột, cảm giác như bị dao đâm kèm các biểu hiện toàn thân: sốc, mạch nhanh, hoảng hốt lo lắng. Kèm theo rối loạn tiêu hoá: nôn, bí đại tiện và trung tiện.
  • Có thể ngất, trụy tim mạch, hoặc nôn ra máu tươi.
  • Khám lâm sàng sẽ thấy thành bụng không di động theo nhịp thở, cứng như gỗ, các cơ thành bụng nổi rõ …
  • Đó là các dấu hiệu của thủng dạ dày, hoặc xuất huyết tiêu hóa nặng. Có thể gây chảy máu ồ ạt và nguy cơ mất máu nhanh dẫn đến tử vong.
  • Lúc này, yêu cầu thời gian đưa đến bệnh viện càng nhanh càng tốt để kịp cấp cứu ngoại khoa.đau dạ dày dữ dội

Các trường hợp còn lại

Bạn có thể cân nhắc việc tới bệnh viện ngay hay chờ theo dõi thêm tùy vào mức độ cơn đau và các dấu hiệu hiển thị.

  • Tuy nhiên, lời khuyên cho bệnh nhân tốt nhất vẫn là phải đến bệnh viện để thăm khám.  Sau đó, làm các xét nghiệm xác định nguyên nhân trước khi điều trị bệnh.
  • Chỉ có các dấu hiệu lâm sàng không thôi chưa đủ, bệnh nhân cần phải làm thêm các xét nghiệm cận lâm sàng, thậm chí các xét nghiệm chuyên sâu mới tìm ra nguyên nhân chính xác của bệnh. Khi đó phác đồ điều trị mới đúng và đủ.
  • Lời khuyên của nhân viên y tế có kinh nghiệm sẽ giúp bạn tìm ra cách tốt nhất cho tình trạng bệnh tật và phù hợp với hoàn cảnh kinh tế của mình.

    Gọi ngay chuyên gia tư vấn bệnh dạ dày trào ngược

Những việc có thể làm ngay

Nếu chưa thể tới ngay bệnh viện thăm khám, hoặc trong lúc chờ đợi phương tiện cấp cứu đến, những việc làm sau đây có thể giúp bạn/hay người thân vượt qua cơn đau và chủ động khi bất kỳ tình huống nào xảy ra:

Đối với bệnh nhân

  • Bình tĩnh và trấn an người bệnh để ổn định tâm lý và tinh thần.
  • Cố gắng phân loại nguyên nhân hay yếu tố gây đau dạ dày dữ dội lần này. Đó có thể giúp bạn phòng tránh tác nhân gây đau cho những cơn đau lần sau.
  • Nằm xuống giường hoặc sàn thấp trong tư thế cảm thấy thoải mái nhất. Nếu không thì ưu tiên nằm nghiêng. Có gối đầu mềm để phòng tránh trong cơn đau có thể va đập vào nền cứng làm tổn thương.đau dạ dày dữ dội

Đối với người nhà

  • Gọi người giúp đỡ nếu có nguy cơ phải tự đưa người bệnh đến bệnh viện. Chuẩn bị phương tiện, hoặc võng, hoặc cáng nếu phải đưa đi viện ngay sau đó.
  • Chuẩn bị các giấy tờ tùy thân, thẻ bảo hiểm sức khỏe của người bệnh và sổ khám bệnh, kết quả khám bệnh những lần trước đó. Nhờ vậy sẽ thuận lợi và nhanh chóng cho việc khám và điều trị khi cần cấp cứu.
  • Nếu tủ thuốc gia đình có sẵn một trong các thuốc sau, có thể dùng duy nhất 1 lần trong khi chờ đợi:
    • Thuốc kháng acid (hoặc 1 trong những loại kiểu như Varogel, Simelox, Phosphalugel): 1 gói.
    • Thuốc giảm đau, giảm co thắt cơ trơn đường uống: hoặc 1 trong các loại sau: Spasmaverine, Drotaverine (Nospa), Alverine (Meteospasmyl): 1 liều theo chỉ định.
    • Các chỉ dẫn dùng thuốc này chỉ mang tính tham khảo. Nên thận trọng trước khi dùng thuốc, và xem kỹ hướng dẫn trước khi dùng.

Gọi ngay chuyên gia tư vấn bệnh dạ dày trào ngược

C.   Các việc cần làm sau cơn đau dạ dày dữ dội đã qua đi:

Sau khi cơn đau dạ dày dữ dội của bạn đã qua đi, bạn vẫn cần làm những việc sau:

  1. Sắp xếp thời gian để tới cơ sở y tế khám và tìm nguyên nhân đau dạ dày. Đây chính là cơ sở của việc điều trị thành công và tránh tái phát, ngăn ngừa các nguy cơ có thể mắc phải về lâu dài.
  2. Loại trừ các nguyên nhân mà bạn cho là đã gây ra cơn đau lần trước.
  3. Nếu đã đi khám, bạn cần tuân thủ phác đồ điều trị mà các bác sĩ chuyên khoa yêu cầu cho đến khi hoàn toàn khỏi bệnh. Nếu bị nhiễm HP và có chỉ định điều trị thì uống thuốc đến khi âm tính mới dừng.
  4. Điều chỉnh chế độ sinh hoạt và chế độ ăn uống theo hướng giảm tải cho dạ dày sau cơn đau dạ dày dữ dội:

  • Nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng, tập thể dục nhẹ nhàng.
  • Ăn thức ăn mềm chia làm nhiều bữa nhỏ, ăn uống các thức ăn dễ tiêu hóa.
  • Tránh các thức ăn nhiều dầu mỡ và có chứa chất kích thích hoặc quá cay, quá nóng, quá lạnh.
  • Không uống rượu bia, café, đồ uống có ga và tránh xa khói thuốc…

5. Dự trữ thuốc giảm đau hoặc bao niêm mạc mà bác sĩ đã kê riêng cho chính bạn. Ít nhất đủ 1 liều để phòng cơn đau bất ngờ quay trở lại.

6. Sử dụng các loại thực phẩm bổ sung cho sức khỏe dạ dày sau cơn đau:

 

phòng ngừa đau dạ dày dữ dội bằng Kukumin IP

  • Các thực phẩm có công dụng phòng ngừa các cơn đau. Tăng cường sức khỏe dạ dày có nguồn gốc từ thiên nhiên;
  • Các thực phẩm diệt trừ HP;
  • Các thực phẩm bổ sung vi khuẩn lợi khuẩn probiotic. Hoặc chế phẩm tương tự nhằm làm tăng tái tạo niêm mạc dạ dày và tăng cường hệ miễn dịch toàn thân;
  • Các thực phẩm có tính chất bao bọc bảo vệ niêm mạc dạ dày;
  • Có thể sử dụng Kukumin IP thay thế cho tất cả các liệu pháp trên với liều 1viên/lần *1-2 lần/ngày.
  1. Tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ, hoặc khi có bất cứ dấu hiệu bất thường nào. Định kỳ kiểm tra sức khỏe dạ dày.
  2. Sống điều độ, lành mạnh và an vui.

Chúc bạn và người thân không bao giờ phải xử lý những tình huống khó khăn như đau dạ dày dữ dội mà chúng tôi đã đề cập.

Tham khảo: Chia sẻ trực tiếp phản hồi của người sử dụng Kukumin IP

Sự thật về diễn biến của viêm loét dạ dày

thuốc chữa trào ngược axit

Điện thoại tư vấn 

18008076098 128 3766

  • Các bài viết của kukuminip.com chỉ có tính chất tham khảo. Không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị
  • kukuminip.com không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Tham khảo thêm các thuốc thường dùng trong điều trị trào ngược dạ dày thực quản

Xem thêm: Sản phẩm Kukumin IP dành cho người bị viêm loét và trào ngược dạ dày thực quản.

ĐẶT MUA SẢN PHẨM

-Giá bán lẻ 250.000/ hộp

MUA 7 TẶNG 1 bằng hình thức tích điểm( không cần mua 1 lúc)

-Phí vận chuyển: 20.000đ( miễn phí cho đơn hàng từ 3 hộp trở lên)

SẢN PHẨM ĐƠN GIÁ SỐ LƯỢNG THÀNH TIỀN
KukuminIP Hộp 20 viên 250.000đ/hộp 250.000đ
Tổng 250.000đ
Phí trên chưa bao gồm chi phí vận chuyển








    Sản phẩm này không phải là thuốc, không thay thế thuốc chữa bệnh.Tác dụng khác nhau tùy cơ địa mỗi người

    Trả lời

    error: Content is protected !!